Ngôi mộ trong nghĩa trang,Một buổi chiều mưa, tôi đến viếng.Hàng cây lặng im, lá rơi không lên tiếng,Sợ làm anh giật mình, giấc ngủ của nghìn thu.
Ngôi mộ trong nghĩa trang,Một buổi chiều mưa, tôi đến viếng.Hàng cây lặng im, lá rơi không lên tiếng,Sợ làm anh giật mình, giấc ngủ của nghìn thu.
“Theo anh thấy, Logistics là một ngành khá nặng tính chuyên môn, rất khó để có thể nắm bắt hiểu rõ về logistics nếu chỉ tìm hiểu trên mạng. Tuy vậy khi được học tại trường anh đã được tiếp cận sâu, kỹ với logistics, anh còn được nhà trường tổ chức cho đi trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp nhiều nơi để có thể tiếp cận gần nhất với logistics, với các doanh nghiệp logistics. Có thể nói logistics là hoạt động hậu cần, mình lên kế hoạch, thực hiện sao cho quá trình lưu chuyển hàng hóa từ nguyên vật liệu thô đến thành phẩm rồi đến tay người tiêu dùng, làm hài lòng người tiêu dùng.” – anh Nguyễn Quang Dương, lớp 522LOG khoá 15
Ngành Logistics đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong nền kinh tế toàn cầu. Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng cao, vai trò của Logistics ngày càng được khẳng định.
Điều đầu tiên khiến tôi ấn tượng về ngành Logistics chính là sự đa dạng và phức tạp của nó. Ngành này bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau như vận tải, kho bãi, quản lý chuỗi cung ứng, và các dịch vụ giá trị gia tăng khác. Mỗi mảng đều có những thách thức riêng, yêu cầu kiến thức chuyên sâu và khả năng quản lý linh hoạt. Logistics không chỉ liên quan đến vận chuyển và lưu trữ hàng hóa, mà còn bao gồm việc kiểm soát chất lượng, tối ưu hóa chi phí và giảm thiểu rủi ro. Sự hiệu quả của hậu cần đóng vai trò quan trọng trong thành công của doanh nghiệp.
Logistics là một ngành có tốc độ phát triển nhanh chóng. Các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, blockchain, và Internet vạn vật (IoT) đang được ứng dụng để cải thiện hiệu suất và độ chính xác trong vận hành. Logistics đang cho thấy sự tăng trưởng mạnh về thương mại điện tử, chuyển đổi số và tối ưu hóa để giảm thời gian giao hàng, các doanh nghiệp không ngừng liên kết và hợp tác để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu thị trường, nhu cầu khách hàng. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí mà còn nâng cao chất lượng dịch vụ.
Theo khảo sát của Viện Nghiên Cứu và Phát Triển – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nhân lực của các công ty Logistic tại Việt Nam chủ yếu được đào tạo trực tiếp thông qua công việc hàng ngày, tiếp đến là các lao động tham gia các khóa đào tạo trong nước, và có một số ít nhân lực trực tiếp học tập ở nước ngoài.
Với sự mở rộng của thị trường và nhu cầu vận chuyển hàng hóa toàn cầu, cơ hội việc làm trong ngành logistics rất lớn. Từ các vị trí quản lý kho, điều phối vận tải đến chuyên viên phân tích dữ liệu và quản lý chuỗi cung ứng, ngành này mở ra nhiều con đường sự nghiệp cho các bạn trẻ.
Ngành logistics đang phải đối mặt với giảm số lượng đơn hàng do kinh tế phát triển chậm và bất ổn chính trị toàn cầu. Đây làm ảnh hưởng đáng kể đến các doanh nghiệp Logistics, đặc biệt là trong Logistics quốc tế. Sự cạnh tranh gay gắt về giá cả và dịch vụ, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, đang thúc đẩy nhu cầu về tối ưu hóa chi phí, tăng cường quản lý tải trọng và áp dụng công nghệ tự động hóa, số hóa. Điều này làm nảy sinh nhiều thách thức, đặc biệt đối với các doanh nghiệp logistics nhỏ thiếu nguồn lực
Ngành Logistics mang đến cho tôi cái nhìn sâu sắc về một lĩnh vực đầy năng động và thách thức. Tôi tin rằng với sự phát triển không ngừng của công nghệ và sự đầu tư đúng mức, ngành logistics sẽ tiếp tục là một trụ cột quan trọng của nền kinh tế toàn cầu.
Trong đó, hồ sơ kỷ niệm 200 năm Ngày sinh nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu (sinh ngày 13-5 âm lịch năm Nhâm Ngọ 1822, tức ngày 1-7) của Việt Nam do 4 nước khác cùng đề xuất: Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan nhận được sự đồng thuận tuyệt đối của tất cả các quốc gia. Ông được UNESCO đánh giá là nhà thơ Việt Nam nổi tiếng với tư tưởng yêu nước, thương dân, nhân đạo và yêu hòa bình.
Một cuộc đời gian truân và vượt qua nghịch cảnh
Nguyễn Đình Chiểu tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, sau khi bị mù lấy hiệu Hối Trai, sinh tại quê mẹ là làng Tân Thới, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay thuộc quận 1, TP Hồ Chí Minh). Tổ tiên xa của ông người Kinh Bắc vào sống ở Đàng Trong đã lâu. Cha là Nguyễn Đình Huy, người xã Bồ Điền, tỉnh Thừa Thiên, vào Gia Định làm thư lại dưới quyền Tả quân Lê Văn Duyệt. Mẹ là Trương Thị Thiệt, vợ thứ của ông Nguyễn Đình Huy.
Mặc dù bị mù từ khi trẻ tuổi nhưng Nguyễn Đình Chiểu không chịu đầu hàng số phận. Ông đã cố gắng học tập, vượt qua nghịch cảnh để trở thành thầy giáo dạy chữ cho dân, thầy thuốc chữa bệnh cho dân. Học trò ông trải khắp Sài Gòn, Cần Giuộc, Bến Tre, đông đến hàng mấy nghìn người. Người dân gọi ông bằng tên gọi vừa kính trọng vừa thân thương: Cụ Đồ hay Đồ Chiểu. Triết lý chữa bệnh của ông là chữa bệnh cho tất cả mọi người, không phân biệt giàu-nghèo. Với ai ông cũng tận tình cứu chữa. Với bệnh nhân quá nghèo, ông chữa miễn phí. Trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp”, ông viết: “Ăn mày cũng đứa trời sinh/ Bệnh còn cứu đặng, thuốc đành cho không”.
Nguyễn Đình Chiểu nêu tấm gương sáng về y đức, về đạo đức người thầy và tấm gương một con người vượt qua nghịch cảnh để sống có ích cho đời.
Nhà thơ lớn của nhân dân Việt Nam
Nói đến tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, trước hết phải nói đến truyện thơ Nôm “Lục Vân Tiên”. Tác phẩm viết theo thể lục bát, dài trên dưới 2.100 câu, hoàn thành vào những năm 1851-1853 tại quê mẹ. Đây là một bản trường ca ngợi ca chính nghĩa và những giá trị đạo đức ở đời. Nhân vật chính Lục Vân Tiên phản ánh cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu với những bất hạnh mà ông trải qua: Chuẩn bị vào trường thi thì phải bỏ dở về quê chịu tang mẹ rồi bị bệnh, mù cả hai mắt, bị vị hôn thê từ hôn. Các diễn biến khác của câu chuyện vừa là những cuộc đời, những cảnh đời, vừa là những ước mơ của cá nhân ông và của đông đảo người dân. Có thể thấy, “Lục Vân Tiên” có 4 giá trị nổi bật sau đây:
Thứ nhất, "Lục Vân Tiên" đề cao tình nghĩa ở đời: Tình cha con, tình vợ chồng, tình bạn bè, tình thầy trò... Tình nghĩa chính là căn cốt của tâm hồn Việt Nam, của tính cách Việt Nam, của văn hóa Việt Nam. Đã hiếu nghĩa thì phải như Vân Tiên với cha mẹ, Nguyệt Nga với Kiều công, với Lục ông. Đã yêu thì thủy chung son sắt như Nguyệt Nga với Vân Tiên. Tình bạn bè thì phải hết lòng như Vân Tiên, Tử Trực, Hớn Minh...
Thứ hai, "Lục Vân Tiên" đề cao tinh thần nghĩa hiệp, trọng nghĩa khinh tài (tiền). "Lục Vân Tiên" có vẻ như truyện tài tử giai nhân, nhưng người tài tử ở đây không chỉ học giỏi, đậu cao, đàn hay, vẽ giỏi, si tình ngây ngất mà còn phải có tinh thần nghĩa hiệp, biết quên mình giúp dân, giúp nước. Người dân Việt Nam, nhất là người dân Nam Bộ không ai là không thuộc nằm lòng mấy câu thơ: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
Thứ ba, "Lục Vân Tiên" thể hiện ước mơ của người bình dân về công lý trong cuộc sống: Ở hiền gặp lành, kẻ ác phải bị trừng trị. Vân Tiên bị mù mắt, bị từ hôn, nhưng kết thúc truyện chàng thi đậu, lập công lớn, mắt chàng sáng ra và chàng được đền bù bằng tình yêu một đời của người con gái đẹp người, đẹp nết Nguyệt Nga. Vị hôn thê trắc nết, tham phú phụ bần Võ Thể Loan; Trịnh Hâm-kẻ một thời là bạn nhưng ác tâm đố kỵ-dù được chàng tha nhưng trời đất không dung tha, kẻ thì bị cọp tha, kẻ thì bị cá nuốt.
Thứ tư, "Lục Vân Tiên" là truyện thơ viết bằng chữ Nôm, tức là bằng tiếng mẹ đẻ, thể hiện được tâm tình dân tộc. Dù là người "tắm gội" trong văn chương Hán văn, văn chương cử tử nhưng Nguyễn Đình Chiểu lại không sáng tác bằng chữ Hán, ông chọn chữ Nôm-tiếng Việt-tiếng mẹ đẻ của ông, tiếng nói của “đàn bà con trẻ” để sáng tác. Ông kể chuyện một cách bình dân, dễ hiểu nên được dân chúng dễ dàng đón nhận. Do vậy, truyện "Lục Vân Tiên" có sức ảnh hưởng rất lớn trong nước qua nhiều thế hệ.
Ở Việt Nam, đặc biệt là miền Nam, tác phẩm “Lục Vân Tiên” đã đi vào ca dao, dân ca và trở thành một loại hình diễn xướng đặc biệt là “Nói thơ Vân Tiên”. Nó không giống như đọc thơ, cũng không giống như ngâm thơ mà nằm giữa đọc và ngâm, khi hùng hồn, khi êm dịu, lắng đọng tùy theo ý nghĩa của từng đoạn thơ. Tác phẩm “Lục Vân Tiên” còn đi vào đời sống người dân Việt Nam qua nhiều loại hình nghệ thuật khác hết sức phong phú. "Lục Vân Tiên" được chuyển thể thành tuồng, cải lương, thành kịch nói, nhạc kịch, phim truyện, phim truyền hình... Trên bình diện thế giới, “Lục Vân Tiên” là tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra ngoại ngữ đầu tiên (1864) và là tác phẩm được dịch nhiều thứ ba trong các tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam sau "Truyện Kiều" và thơ Hồ Xuân Hương. Cho đến nay, tác phẩm này được dịch ra 5 thứ tiếng với 11 bản dịch.
Nhà thơ yêu nước, thương dân, yêu hòa bình
Tình cảm nhân đạo, thân dân, yêu hòa bình thể hiện chủ yếu ở văn tế, thơ của Nguyễn Đình Chiểu sáng tác sau khi thực dân Pháp xâm lược. Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là nhà thơ hàng đầu trong dòng văn chương yêu nước Việt Nam nửa cuối thế kỷ 19 và trong phong trào chống thực dân của các dân tộc Á-Phi - một phong trào được sự ủng hộ rộng rãi của dư luận tiến bộ trên thế giới, phù hợp với hiến chương Liên hợp quốc, trong đó có tổ chức UNESCO.
Không trực tiếp đánh giặc bằng súng, gươm, Đồ Chiểu chọn lấy cây bút. Nhà thơ đã ghi lại cả một thời kỳ đau thương và vĩ đại của dân tộc với một thái độ yêu-ghét rõ ràng, đúng đắn để cổ vũ cho cuộc kháng chiến và giữ lấy ngọn lửa yêu nước trong nhân dân.
Cuộc kháng chiến ở Nam Bộ là một hiện thực rất mới mẻ. Đó là cuộc chiến tranh nhân dân: Cuộc chiến tranh của những người nông dân tự mình đứng lên chống giặc, dưới sự chỉ huy của những lãnh tụ nghĩa binh từ nhân dân mà ra. Thời đại đã đưa người nông dân lên sân khấu chính trị, trở thành nhân vật chính, người nghệ sĩ chỉ có nhiệm vụ nhìn nhận ra hiện thực mới này và phản ánh nó. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu tạo ra hình tượng bất hủ về người nông dân đứng lên chống thực dân Pháp vì nền độc lập trong bài văn bi hùng “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. Chưa bao giờ trong văn học nước nhà, người nông dân lại được thể hiện với sức mạnh và vẻ đẹp như thế.
Khi ra trận, người nghĩa dân tự trang bị cho mình bằng những vật dụng quen thuộc hằng ngày: Cái nùi rơm để hút thuốc, con dao phay để làm bếp... Những vật dụng như thế bỗng chốc trở thành vũ khí để chống chọi với “đạn nhỏ, đạn to”, “tàu thiếc, tàu đồng”. Cái gì đã tạo nên những phép thần kỳ ấy? Đó chính là sức mạnh của ý chí con người, của lòng yêu thiết tha quyền tự chủ của dân tộc mình. Chấp nhận đối đầu với vũ khí tối tân, đó là sự lựa chọn tự giác của những người nông dân-một sự lựa chọn quả cảm. Chính tinh thần ấy đã tạo nên sức mạnh phi thường của họ. Nguyễn Đình Chiểu đã vẽ nên bức tranh công đồn sinh động và hào hùng: “Chi nhọc quan quản gióng trống kỳ, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không/ Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có/ Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma ní hồn kinh...”.
Tư tưởng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu gắn liền với chủ nghĩa nhân đạo, thân dân, với tinh thần yêu hòa bình truyền thống của dân tộc Việt Nam. Trong các tác phẩm của mình, Nguyễn Đình Chiểu luôn phản ánh số phận của nhân dân: Nhân dân là nạn nhân đầu tiên của chiến tranh, trong đó Nguyễn Đình Chiểu đặc biệt chú ý đến phụ nữ, trẻ em-những nhóm người yếu thế nhất trong xã hội. Những câu văn sau đây thể hiện một tình cảm nhân đạo-nhân văn sâu thẳm: “Phạt cho đến kẻ hèn người khó thâu của quay treo/ Tội chẳng tha con nít đàn bà đốt nhà bắt vật” (Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh).
Yêu nước, thương dân, Nguyễn Đình Chiểu không mơ ước gì hơn là đất nước được hòa bình, dân sống yên ổn. Lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu gắn liền với tinh thần nhân đạo, thương dân, yêu chuộng hòa bình-một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam sẽ sống mãi trong trái tim con người.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 29 SGK GDCD 9 Cánh diều
Em hãy nêu những việc mà nhân dân Việt Nam đã làm để bảo vệ hòa bình và cho biết ý nghĩa của những việc làm đó.
Em liên hệ thực tế về lịch sử Việt Nam
Những việc mà nhân dân Việt Nam đã làm để bảo vệ hòa bình
- Trải qua nhiều cuộc chiến tranh để giành và bảo vệ độc lập dân tộc, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
- Nỗ lực thực hiện chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc để hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng đất nước.
- Tích cực tham gia các phong trào hòa bình và các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, ASEAN, và các diễn đàn khu vực
- Đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và các lĩnh vực khác.
- Nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác và phát triển với các quốc gia khác.
Trả lời câu hỏi Khám phá 1 trang 29 SGK GDCD 9 Cánh diều
Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi
Ngày 27/01/1973 tại Pari, Thủ đô nước Cộng hoà Pháp, Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Hoa Kỳ và Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Việt Nam Cộng hoà đã kí chính thức “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam”. Hiệp định đã nêu rõ, Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Hoa Kỳ chấm dứt chiến tranh xâm lược, chấm dứt sự dính líu về quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. Tôn trọng quyền tự quyết và bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân miền Nam Việt Nam. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình, thông qua tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ. Với việc Hiệp định được kí kết, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã giành được thắng lợi rất vẻ vang. Đây là thắng lợi rất to lớn của cuộc kháng chiến oanh liệt nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta.
Cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc kế tiếp nhau ròng rã hơn ba mươi năm trên đất nước ta đã để lại những hậu quả rất nặng nề. Đồng bào miền Nam nhất định sẽ cùng nhau đoàn kết, thương yêu nhau như con một nhà, xoá bỏ thủ hẳn nghi kị, không phân biệt giàu nghèo, chính kiến, tôn giáo, dân tộc, chung lòng, chung sức đấu tranh giữ vững hoà bình, thực hiện độc lập thật sự, thực hiện các quyền tự do dân chủ và hoà hợp dân tộc, hàn gắn những vết thương chiến tranh, xây dựng lại đất nước, đem lại ấm no, hạnh phúc cho toàn dân.
(Theo Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 34, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, trang 443-447)
a. Sự kiện Việt Nam và Hoa Ký kí kết Hiệp định Pari đã đem lại những thay đổi gì cho dân tộc Việt Nam? Theo em, những thay đổi đó có ý nghĩa như thế nào đối với công cuộc tái thiết, xây dựng đất nước sau thời kì chiến tranh chống Mỹ, cứu nước?
b. Em hãy nêu những biểu hiện của hòa bình được thể hiện qua thông tin trên. Theo em, hòa bình là gì?
Em đọc kĩ thông tin để trả lời các câu hỏi
a. Sự kiện ký kết Hiệp định Pari đã đem lại những thay đổi lớn cho dân tộc Việt Nam:
- Hoa Kỳ chấm dứt chiến tranh xâm lược, sự dính líu về quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam
- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình thông qua tổng tuyển cử tự do và dân chủ.
- Hiệp định Pari đánh dấu thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, kết thúc hơn ba mươi năm chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc.
Ý nghĩa của những thay đổi đối với công cuộc tái thiết, xây dựng đất nước:
- Việt Nam có thể tập trung nguồn lực vào việc khôi phục và phát triển kinh tế, hàn gắn những vết thương chiến tranh, xây dựng lại đất nước và đem lại ấm no, hạnh phúc cho toàn dân.
- Với sự tôn trọng quyền tự quyết và tự do dân chủ, người dân miền Nam có thể cùng nhau đoàn kết, xoá bỏ thủ hận nghi kị, không phân biệt giàu nghèo, chính kiến, tôn giáo, dân tộc, chung lòng xây dựng đất nước.
- Việc tổ chức tổng tuyển cử tự do và dân chủ sẽ giúp đảm bảo các quyền tự do dân chủ của nhân dân, tạo nền tảng cho một xã hội ổn định và phát triển.
b. Những biểu hiện của hòa bình được thể hiện qua thông tin trên:
- Hoa Kỳ chấm dứt chiến tranh xâm lược, kết thúc sự dính líu về quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Nhân dân miền Nam Việt Nam được quyền tự quyết định tương lai chính trị của mình thông qua tổng tuyển cử tự do và dân chủ.
- Đồng bào miền Nam cùng nhau đoàn kết, xoá bỏ thủ hận nghi kị, không phân biệt giàu nghèo, chính kiến, tôn giáo, dân tộc, chung lòng xây dựng đất nước.
- Hàn gắn những vết thương chiến tranh, xây dựng lại đất nước, đem lại ấm no, hạnh phúc cho toàn dân.
Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang; con người được sống trong môi trường xã hội an toàn, ổn định, cùng phát triển; không phân biệt tôn giáo, sắc tộc
Trả lời câu hỏi Khám phá 2 trang 30 SGK GDCD 9 Cánh diều
Em hãy đọc các thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi
Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc.
(Theo Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 4 (2011), NXB Chính trị quốc gia Sự thật,
Trong chiến tranh Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1971, Quân đội Mỹ đã tiến hành 19 000 phi vụ rãi hơn 80 triệu lít các chất độc hoá học, trong đó có 366 kg đi-ô-xin trong 3 735 ngày xuống gần 26 000 thôn, làng Việt Nam đã làm cho khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc đi-ô-xin và 3 triệu người là nạn nhân chất độc da cam. Cùng với đó, nhiều căn bệnh hiểm nghèo vẫn tiếp tục xảy ra cho những thế hệ con cháu của những người bị phơi nhiễm chất độc da cam.
(Theo Nỗi đau da cam (2012), NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội)
a. Từ thông tin 1, theo em để bảo vệ hoà bình, nhân dân Việt Nam đã thực hiện những biện pháp nào?
b. Từ thông tin 2, theo em việc Quân đội Mỹ rải chất độc hóa học xuống Việt Nam đã để lại những hậu quả nào? Từ những hậu quả đó, em hãy làm rõ sự cần thiết của việc bảo vệ hoà bình.
c. Em hãy cho biết để bảo vệ hoà bình cần phải thực hiện các biện pháp nào.
a. Em đọc kĩ thông tin 1 để đưa ra câu trả lời phù hợp
b. Em đọc kĩ thông tin 2 để chỉ ra hậu quả của hành động của quân đội Mỹ và làm rõ sự cần thiết bảo vệ hòa bình
c. Em dựa vào kiến thức trong sách và hiểu biết thực tiễn để trả lời
a. Những biện pháp nhân dân Việt Nam đã thực hiện để bảo vệ hòa bình
- Nhân nhượng thể hiện thiện chí hòa bình
- Đứng lên đấu tranh chống sự xâm lược của thực dân Pháp, bảo vệ Tổ quốc
b. Hậu quả của việc Quân đội Mỹ rải chất độc hóa học xuống Việt Nam
- Khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc đi-ô-xin và 3 triệu người là nạn nhân của chất độc màu da cam
- Để lại nhiều bệnh tật và di chứng cho các thế hệ sau này
Sự cần thiết của việc bảo vệ hòa bình
- Việc bảo vệ hòa bình ngăn chặn những đau thương, mất mát xảy đến với con người
- Bảo đảm cho sự phát triển bền vững và an lành của các thế hệ tương lai
- Giúp bảo vệ con người khỏi những tác động thảm khốc của chiến tranh và bảo đảm một cuộc sống bình yên, không bị đe dọa bởi những mối nguy hại như chất độc hóa học
c. Các biện pháp cần thực hiện để bảo vệ hòa bình
- Chủ động giải quyết mâu thuẫn khi xảy ra xung đột, tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, tránh để xảy ra xung đột vũ trang và chiến tranh
- Tìm cách giải quyết tranh chấp, xung đột bằng con đường đàm phán, trung gian, hòa giải và các biện pháp hòa bình khác
Trả lời câu hỏi Khám phá 3 trang 32 SGK GDCD 9 Cánh diều
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã lôi cuốn 70 triệu người ở các nước tham chiến, làm cho 10 triệu người bị chết, 19 triệu người bị thương và 3,5 triệu người bị tàn phế. Những thiệt hại về vật chất do cuộc chiến tranh gây ra rất lớn, rất nhiều làng mạc, thành phố, nhà máy, hệ thống đường sắt, cầu cống bị phá huỷ. Toàn bộ nền kinh tế của các nước châu Âu bị tê liệt, số tiền nợ nước ngoài tăng vọt. Quần chúng lao động ở chính quốc cũng như thuộc địa là những người gánh chịu tất cả gánh nặng của mọi tai hoạ do cuộc chiến tranh gây nên.
(Theo Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2011), Lịch sử thế giới cận đại, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, trang 369-370)
a. Từ thông tin trên, em hãy nêu nhận xét của mình về cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
b. Em hãy lấy ví dụ về xung đột sắc tộc và cho biết hậu quả của xung đột sắc tộc đó.
c. Theo em, tại sao cần phản đối chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc?
Em đọc kĩ thông tin và tìm hiểu thêm các kiến thức bên ngoài để trả lời các câu hỏi
a. Nhận xét: Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại
- 10 triệu người chết, 19 triệu người bị thương, 3,5 triệu người bị tàn phế
- Nhiều làng mạc, thành phố, nhà máy, hệ thống đường sắt và cầu cống bị phá hủy
- Toàn bộ nền kinh tế các nước châu Âu tê liệt
- Những hậu quả nặng nề chủ yếu do quần chúng lao động ở chính quốc và thuộc địa gánh chịu
b. Ví dụ về xung đột sắc tộc: Xung đột sắc tộc ở Rwanda năm 1994 giữa hai dân tộc Hutu và Tutsi là một ví dụ điển hình. Cuộc xung đột này đã dẫn đến một cuộc diệt chủng đẫm máu, với khoảng 800.000 người Tutsi và Hutu ôn hòa bị giết hại trong vòng chỉ 100 ngày.
Hậu quả: không chỉ là con số người chết kinh hoàng, mà cuộc xung đột còn gây ra những tổn thất lớn về kinh tế, xã hội, và tâm lý cho đất nước Rwanda. Hàng triệu người phải tị nạn, nhiều cơ sở hạ tầng bị phá hủy, và sự thù hận giữa các dân tộc kéo dài.
c. Cần phản đối chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc vì chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc gây ra những hậu quả nghiêm trọng và tổn thất
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 33 SGK GDCD 9 Cánh diều
Em đồng tình, không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của toàn nhân loại
B. Chỉ có những quốc gia đang chiến tranh mới mong ước hòa bình
C. Tất cả các cuộc chiến tranh trên thế giới đều là chiến tranh phi nghĩa
D. Các nước khi đã có hòa bình thì không cần phải bảo vệ hòa bình
Em đọc kĩ các ý kiến và dựa vào kiến thức đã học trong bài để nêu quan điểm. Giải thích lí do cụ thể
A. Đồng tình. Hòa bình không chỉ là quyền lợi mà còn là trách nhiệm của toàn nhân loại.
B. Không đồng tình. Hòa bình là mong ước của tất cả các quốc gia và mọi người, không chỉ giới hạn ở những quốc gia đang trong tình trạng chiến tranh
C. Không đồng tình. Có những cuộc chiến tranh chính đáng, chẳng hạn như cuộc chiến tranh chống lại sự áp bức và bất công
D. Không đồng tình. Ngay cả khi đã có hòa bình thì các quốc gia vẫn cần phải bảo vệ và duy trì trạng thái đó
Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 33 SGK GDCD 9 Cánh diều
Theo em, học sinh có thể tham gia tuyên truyền về hòa bình và bảo vệ hòa bình bằng những hình thức, việc làm cụ thể nào dưới đây? Em hãy cho biết ý nghĩa của những việc làm đó.
A. Tham gia các cuộc thi trong nước và quốc tế để tuyên truyền về hòa bình và khát vọng hòa bình
B. Nghiên cứu về lịch sử các cuộc chiến tranh và hậu quả nặng nề của chúng để nỗ lực rèn luyện bản thân, sẵn sàng tham gia bảo vệ hòa bình khi đủ điều kiện
C. Vận động gia đình, người thân, bạn bè sẵn sàng tham gia bảo vệ hòa bình
D. Lên án, phê phán các cuộc chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc thông qua bài viết, bài thơ và tác phẩm hội họa,…
Em dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết thực tế của mình để đưa ra các việc làm cụ thể mà học sinh có thể thực hiện góp phần bảo vệ hòa bình
Cả 4 hình thức và việc làm trên học sinh đều có thể tham gia để tuyên truyền và bảo vệ hòa bình.
Những hoạt động này không chỉ giúp học sinh hiểu rõ hơn về giá trị của hòa bình mà còn trang bị kiến thức và kĩ năng để trở thành những người ủng hộ hòa bình tích cực.
Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 34 SGK GDCD 9 Cánh diều
Em hãy đọc trường hợp dưới đây và nêu nhận xét của em về các ý kiến của mỗi nhân vật.
Sau khi xem bản tin về tình hình xung đột ở một số quốc gia trên thế giới trong giai đoạn hiện nay. K lên tiếng phản đối việc dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn giữa các nước. T thì cho rằng xung đột chỉ có thể chấm dứt bằng cách sử dụng sức mạnh vũ trang.
Em đọc kĩ trường hợp và đưa ra nhận xét dựa vào kiến thức đã học trong bài
- Đồng tình với ý kiến của K. Giải quyết mâu thuẫn thông qua đối thoại, ngoại giao, và hợp tác quốc tế là con đường đúng đắn hơn, giúp xây dựng hòa bình lâu dài và ổn định. Sử dụng biện pháp hòa bình sẽ giảm thiểu tổn thất về con người và tài nguyên, đồng thời tạo ra cơ hội cho sự hợp tác và phát triển chung.
- Không đồng tình với ý kiến của T. Sử dụng sức mạnh vũ trang có thể mang lại sự chấm dứt xung đột trong ngắn hạn, nhưng nó không giải quyết được gốc rễ của vấn đề. Thường thì bạo lực chỉ dẫn đến vòng xoáy mới của sự trả thù và xung đột.
Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 34 SGK GDCD 9 Cánh diều
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Em hãy trình bày hiểu biết của em về lời dạy của Bác
Em liên hệ thực tế để hoàn thành bài tập
Lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một lời dạy, lời nhắc nhở sâu sắc và ý nghĩa đối với mỗi người dân Việt Nam trong việc bảo vệ và phát triển đất nước.
- Nhấn mạnh công lao của các vua Hùng trong việc dựng nước
- Nhấn mạnh trách nhiệm, nhiệm vụ của các thế hệ sau là phải cùng nhau giữ gìn và bảo vệ đất nước
Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 34 SGK GDCD 9 Cánh diều
Em hãy sưu tầm những câu chuyện về các nhân vật nổi tiếng đã có cống hiến cho hòa bình và chia sẻ với các bạn trong lớp
Em liên hệ thực tế và tìm kiếm thêm các thông tin trên mạng để hoàn thành
Nelson Mandela, người từng là Tổng thống Nam Phi, đã cống hiến cả cuộc đời mình cho cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid tại Nam Phi. Ông đã trải qua 27 năm trong tù trước khi được thả tự do và dẫn dắt đất nước Nam Phi đến một nền dân chủ đa sắc tộc vào năm 1994. Mandela đã giành giải Nobel Hòa bình năm 1993 vì những nỗ lực của ông trong việc thúc đẩy hòa bình và hòa giải tại Nam Phi. Câu chuyện của ông là minh chứng cho sự kiên trì, lòng dũng cảm và niềm tin vào một tương lai tốt đẹp hơn.
Mahatma Gandhi, nhà lãnh đạo nổi tiếng của phong trào giành độc lập Ấn Độ, đã sử dụng phương pháp đấu tranh bất bạo động (ahimsa) để chống lại sự cai trị của thực dân Anh. Phương pháp của Gandhi đã truyền cảm hứng cho nhiều phong trào đấu tranh vì quyền con người và hòa bình trên toàn thế giới. Ông đã cống hiến cả cuộc đời mình cho việc thúc đẩy hòa bình, công lý và lòng khoan dung giữa các dân tộc.
Malala Yousafzai, nhà hoạt động giáo dục trẻ em và người trẻ tuổi nhất từng nhận giải Nobel Hòa bình, đã đứng lên chống lại Taliban để bảo vệ quyền được học của các bé gái tại Pakistan. Năm 2012, Malala bị Taliban ám sát nhưng may mắn sống sót và tiếp tục cuộc đấu tranh của mình. Câu chuyện của Malala là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho sự can đảm và quyết tâm đấu tranh vì quyền giáo dục và bình đẳng giới.
Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 34 SGK GDCD 9 Cánh diều
Từ những hiểu biết về hòa bình và bảo vệ hòa bình, em hãy viết một đoạn ngắn/sáng tác một bài thơ/vẽ tranh/thiết kế thông điệp bày tỏ nguyện vọng của em về một thế giới hòa bình
Em liên hệ thực tế để hoàn thành