Chiều ngày 27/4, Bộ Công Thương tổ chức lễ công bố “Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2022”.
Chiều ngày 27/4, Bộ Công Thương tổ chức lễ công bố “Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2022”.
Thủ tướng nhấn mạnh, thời gian tới, với xu thế hội nhập, thương mại quốc tế sẽ ngày càng phát triển; mặt khác thế giới phải đối mặt nhiều vấn đề mang tính toàn dân, toàn diện, toàn cầu mà không một quốc gia đơn lẻ nào có thể giải quyết được.
Ở trong nước, kỷ nguyên phát triển mới và việc đẩy mạnh khai thác không gian biển, không gian ngầm, không gian vũ trụ, chuyển đổi số, đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nhân lực cũng sẽ đặt ra những yêu cầu mới, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ ngành logistics, giảm thời gian, chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Trong bối cảnh đó, dịch vụ logistics càng có vai trò quan trọng, đóng góp thiết thực vào công cuộc phát triển của đất nước và hội nhập, tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Do đó, Thủ tướng nhấn mạnh, phát triển ngành logistics phải đi theo các xu thế mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức; trên tinh thần “nguồn lực bắt nguồn từ tư duy và tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới và sáng tạo, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp”, “sáng tạo để bay cao, đổi mới để vươn xa, hội nhập để phát triển”.
Thủ tướng nêu rõ 3 mục tiêu phát triển ngành logistics, góp phần phục vụ mục tiêu lớn phát triển đất nước: (i) Giảm chi phí logistics so với GDP Việt Nam từ 18% xuống còn 15% trong năm 2025; (ii) nâng tỷ trọng ngành logistics Việt Nam trong quy mô GDP từ 10% lên 15% và phấn đấu đạt 20%; đồng thời nâng tỷ trọng của ngành logistics Việt Nam so với quy mô ngành logistics toàn cầu từ 0,4% lên 0,5% và phấn đấu đạt 0,6%; (iii) nâng tốc độ tăng trưởng của ngành logistics Việt Nam từ 14-15% mỗi năm hiện nay lên 20%.
Thủ tướng nhấn mạnh 7 giải pháp phát triển ngành logistics, đồng thời là 7 đột phá để thực hiện 3 mục tiêu đã đề ra, góp phần đưa tăng trưởng kinh tế đạt mức 2 con số mỗi năm trong những năm tới.
Thứ nhất, nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ngành logistics và vị trí Việt Nam ở trung tâm khu vực châu Á – Thái Bình Dương để khai thác, phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh trong chuỗi logistics thế giới.
Thứ hai, tạo đột phá thể chế theo hướng thông thoáng để phát triển ngành xứng tầm, với quan điểm “thể chế là nút thắt của nút thắt”, là “đột phá của đột phá”.
Thứ ba, xây dựng hạ tầng logistics hiện đại, thông suốt để giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đặc biệt là phát triển ngành hàng không, hàng hải và đường sắt tốc độ cao.
Thứ tư, xây dựng quản trị thông minh và đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành logistics.
Thứ năm, đẩy mạnh hội nhập, ngoại giao logistics và hiện đại hóa ngành logistics nội địa.
Thứ sáu, xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do, đồng thời quản lý hiệu quả, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển.
Thứ bảy, kết nối chặt chẽ giữa các phương thức giao thông (hàng không, hàng hải, đường sắt, đường bộ và đường thủy nội địa) và kết nối với giao thông quốc tế, với các khu thương mại tự do của thế giới.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đại biểu tại Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng yêu cầu trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, các cơ quan, địa phương tích cực, chủ động triển khai các giải pháp theo 7 giải pháp, đột phá nói trên. Trong đó, Bộ Công Thương chủ trì, cùng các bộ, ngành xây dựng chiến lược phát triển ngành logistics, đề án phát triển quốc gia thương mại tự do, phát triển các khu thương mại tự do ở biên giới.
Thủ tướng nêu rõ, Trung ương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát; địa phương tăng cường tính tự lực, tự cường, tính chủ động, “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển.
Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ tiếp tục phát huy vai trò kiến tạo, tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, thể chế, cơ chế, chính sách, tạo môi trường thông thoáng cho sự phát triển, thiết kế công cụ huy động nguồn lực, giám sát, kiểm tra.
Thủ tướng đề nghị các đối tác, doanh nghiệp nâng cao tính chủ động, sáng tạo, tham gia góp ý chính sách, xây dựng và hoàn thiện thể chế với tinh thần “tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo”, giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội.
Thủ tướng đề nghị các bạn bè, đối tác quốc tế cùng Việt Nam tiếp tục xây dựng mối quan hệ thật tốt, Việt Nam kiên trì, kiên định thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, vì mục tiêu hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Thông qua Chương trình kết nối giao thương với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam đã có cơ hội trao đổi trực tiếp, tìm hiểu thông tin thị trường, đồng thời chia sẻ nhu cầu xuất, nhập khẩu từng mặt hàng cụ thể, qua đó tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, đầu tư.
Báo cáo nêu tình hình sản xuất thủy sản nuôi trồng, khai thác chi tiết theo ngành hàng chính: tôm, cá tra, cá ngừ… trong quý IV và cả năm 2022 (sản lượng, diện tích nuôi, giá nguyên liệu…). Diễn biến xuất khẩu thuỷ sản theo sản phẩm chủ lực (tôm, cá tra, cá ngừ, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cua, ghẹ, chả cá surimi…) và theo thị trường hàng tháng trong Quý IV và cả năm 2022. Diễn biến giá trung bình xuất khẩu tôm sú, tôm chân trắng, cá tra, cá ngừ, mực, bạch tuộc, cua, ghẹ, ngao đi các thị trường. Top 100 Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2022. Top 10 Doanh nghiệp xuất khẩu tôm, cá tra, cá ngừ, mực bạch tuộc, ngao, cua, ghẹ đi các thị trường năm 2022. So sánh vị thế của Việt Nam với các nước xuất khẩu khác đối với từng ngành hàng. Nhập khẩu thuỷ sản theo sản phẩm chủ lực và nguồn cung cấp năm 2022, theo tháng và theo quý. Dự báo về tình hình sản xuất và xuất khẩu trong quý I và cả năm 2023 chi tiết theo sản phẩm và thị trường.
Thông tin và dữ liệu tổng hợp, cập nhật về sản xuất và thương mại thủy sản Việt Nam và thế giới
Báo cáo phát hành tháng 02/2023
* Tình hình sản xuất thủy sản nuôi trồng, khai thác chi tiết theo ngành hàng chính: tôm, cá tra, cá ngừ… trong quý IV và cả năm 2022 (sản lượng, diện tích nuôi, giá nguyên liệu…)
* Diễn biến XK thuỷ sản theo sản phẩm chủ lực (tôm, cá tra, cá ngừ, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cua, ghẹ, chả cá surimi…) và theo thị trường hàng tháng trong Quý IV và cả năm 2022.
* Diễn biến giá trung bình XK tôm sú, tôm chân trắng, cá tra, cá ngừ, mực, bạch tuộc, cua, ghẹ, ngao đi các thị trường.
* Top 100 Doanh nghiệp XK thủy sản năm 2022.
* Top 10 Doanh nghiệp XK tôm, cá tra, cá ngừ, mực bạch tuộc, ngao, cua, ghẹ đi các thị trường năm 2022
* So sánh vị thế của Việt Nam với các nước XK khác đối với từng ngành hàng.
* NK thuỷ sản theo sản phẩm chủ lực và nguồn cung cấp năm 2022, theo tháng và theo quý.
* Dự báo về tình hình sản xuất và XK trong quý I và cả năm 2023 chi tiết theo sản phẩm và thị trường.
MỤC LỤC VÀ DANH SÁCH BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU
Kế hoạch dự kiến phát hành Báo cáo trong năm 2023:
Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam 2023
Quý Doanh nghiệp và Bạn đọc quan tâm đến Báo cáo xin vui lòng liên hệ:
Ms Nguyễn Thu Trang - Mobile: 0906 151 556 -0868 093 697 - Email: [email protected]
Bản tin này cập nhật thông tin thị trường xuất khẩu viên nén của Việt Nam trong cả năm 2022, tập trung vào lượng, kim ngạch và giá xuất khẩu chia theo thị trường. Bản tin cũng cung cấp một số thông tin dự báo thị trường năm 2023 cả về khía cạnh xuất khẩu và sản xuất trong nước. Dữ liệu xuất khẩu trong bản tin được Nhóm nghiên cứu của các hiệp hội gỗ và Forest Trends tổng hợp từ nguồn dữ liệu xuất khẩu của Tổng cục Hải quan. Thông tin dự báo thị trường được thu thập từ một số doanh nghiệp lớn trực tiếp tham gia xuất khẩu.
Lượng và kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh
Lượng xuất khẩu viên nén tăng mạnh trong năm 2022. Lượng xuất khẩu năm đạt trên 4,88 triệu tấn, tăng 39,35% so với 2021. Giá trị xuất khẩu năm 2022 đạt trên 787 triệu USD, tăng hơn 90% so với 2021. Lượng và giá trị xuất khẩu hàng tháng trong năm 2022 hầu như tăng mạnh so với cùng kỳ 2021.
Giá viên nén xuất khẩu trung bình năm 2022 ở mức cao kỷ lục so trong 10 năm trở lại đây. Trong năm này, giá đã tăng liên tục kể từ tháng 1 và có dấu hiệu hơi chững lại trong giai đoạn T6/2022 – T9/2022. Tuy nhiên giá bật tăng trở lại sau đó và đạt mức kỷ lục hơn 189 USD/tấn vào tháng 12/2022.
Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng thông tin trong báo cáo này.