Chính sách xã hội là bộ phận cấu thành chính sách chung của Đảng, Nhà nước trong việc giải quyết và quản lý các vấn đề xã hội bên cạnh các vấn đề chính trị, kinh tế. Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt đời sống của người dân; được cụ thể hóa theo chủ trương, đường lối của Đảng và được đặt trong khuôn khổ hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.
Chính sách xã hội là bộ phận cấu thành chính sách chung của Đảng, Nhà nước trong việc giải quyết và quản lý các vấn đề xã hội bên cạnh các vấn đề chính trị, kinh tế. Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt đời sống của người dân; được cụ thể hóa theo chủ trương, đường lối của Đảng và được đặt trong khuôn khổ hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.
Người lao động Việt Nam đang có cơ hội rất lớn để có thể tham gia lao động ở Nhật theo chương trình visa Tokutei. Bởi sáng 01/07/2019, đã diễn ra buổi lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác (MOC) về khung pháp lý cơ bản để thực hiện đúng chương trình “Lao động kỹ năng đặc định”. Buổi lễ ký kết được diễn ra giữa Bộ trưởng Bộ Tư Pháp Nhật Bản Yamashita Takashi và Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương Binh và xã Hội Việt nam Đào Ngọc Dung trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Trong văn bản có ghi đầy đủ điều kiện tiếp nhận người lao động Việt, quyền lợi của họ khi sang làm việc ở Nhật. Với người lao động Việt Nam thì chính sách này rất có lợi. Bởi người Nhật rất coi trọng những lao động có tính cần cù và tỉ mỉ, đây là ưu điểm lớn của người lao động Việt. Nếu làm việc trong ngành xây dựng và đóng tàu mà có tinh thần ham học hỏi chịu khó trau dồi kỹ năng thì có cơ hội được làm việc dài hạn hơn ở Nhật Bản.
Còn nếu không nằm trong hai ngành này thì người lao động có visa Tokutei 1 khi về nước cũng rất có lợi. Họ sẽ có thể tìm được những công việc với mức lương cao ở những công ty Nhật tại Việt Nam.
Visa Tokutei được cấp cho những người lao động ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, ngoài Nhật Bản thì hiện nay kỳ thi kỹ năng chỉ được tổ chức ở 9 quốc gia khác. Những quốc gia này bao gồm Việt Nam, Philippines, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Myanmar, Nepal, Mông Cổ. Đây đều là những quốc gia có số lượng lao động đang tham gia làm việc ở Nhật Bản nhiều nhất. Và như vậy thì người lao động Việt sẽ không cần phải di chuyển sang nước khác để thi kỹ năng.
Vậy nên nếu bạn muốn tham gia xin cấp phép visa Tokutei trong thời điểm hiện tại thì gần nhất là sang Philippines để thi. Hoặc chờ đến kỳ thi tại Việt Nam được dự kiến tổ chức vào mùa thu năm nay(2020). Địa điểm tổ chức kỳ thi này được dự kiến là ở thủ đô Hà Nội của nước ta.
Trên đây là thông tin về kỳ thi Tokutei ở Việt Nam. Để hoàn thành tốt kỳ thi này, hãy trau dồi kỹ năng tay nghề và tiếng Nhật của mình thật tốt nhé. Chúc các bạn thành công.
LIÊN HỆ HOTLINE ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN THAM GIA VISA TOKUTEI MIỄN PHÍ:
Bùi Quỳnh Trang, Lã Thị Quỳnh Mai
Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên
Chính sách công là một trong những công cụ quan trọng nhất của các quốc gia trong việc định hình sự phát triển kinh tế - xã hội và điều chỉnh hành vi của các thành phần trong xã hội. Bài viết nghiên cứu quá trình xây dựng và thực thi chính sách công ở Việt Nam, tập trung vào thực trạng hiện nay, một số thách thức đang gặp phải và đề xuất các giải pháp cải thiện, nhằm nâng cao hiệu quả chính sách, đóng góp vào sự phát triển bền vững của quốc gia.
Từ khóa: xây dựng, thực thi, chính sách công, Việt Nam
Public policy is one of the most important tools of countries in shaping socio-economic development and regulating the behavior of members of society. This article studies the process of developing and implementing public policy in Vietnam, focusing on the current situation, some challenges being encountered and proposing improvement solutions to improve policy effectiveness. contribute to the sustainable development of the country.
Keywords: construction, implementation, public policy, Vietnam
Chính sách công có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước (Văn Tất Thu, 2017). Tại Việt Nam, trong bối cảnh đổi mới kinh tế, chính trị và hội nhập quốc tế sâu rộng, việc xây dựng và thực thi chính sách công càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Các chính sách công được kỳ vọng sẽ không chỉ đảm bảo sự ổn định về mặt xã hội, mà còn đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân và giải quyết những thách thức đang nổi lên, như: biến đổi khí hậu, đô thị hóa và bất bình đẳng xã hội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, quá trình xây dựng và thực thi chính sách công tại Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Những vấn đề như: thiếu sự đồng bộ giữa các cấp chính quyền, tính minh bạch chưa cao, năng lực thực thi yếu kém và sự tham gia hạn chế của người dân và các tổ chức xã hội trong quá trình hoạch định chính sách đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý và điều hành xã hội. Bên cạnh đó, các yếu tố nội tại như: tham nhũng và sự chi phối của lợi ích nhóm càng làm phức tạp hóa việc thực hiện các chính sách công, tạo ra khoảng cách giữa mục tiêu đề ra và kết quả thực tiễn. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu thực trạng, nhận diện thách thức và đề xuất các giải pháp cải thiện quy trình xây dựng và thực thi chính sách công tại Việt Nam trở thành một vấn đề mang tính thời sự. Điều này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, mà còn góp phần tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai.
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH CÔNG TẠI VIỆT NAM
Tại Việt Nam, quá trình xây dựng chính sách công được thực hiện theo các nguyên tắc pháp lý đã được quy định trong các văn bản luật, như: Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Quá trình này trải qua nhiều giai đoạn từ xác định vấn đề, nghiên cứu, tham vấn, đến thảo luận và phê duyệt. Việc xây dựng chính sách công đòi hỏi sự kết hợp giữa lý thuyết khoa học và thực tiễn xã hội để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả.
Cơ sở pháp lý cho quá trình xây dựng chính sách công
Việc xây dựng chính sách công tại Việt Nam được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật, trong đó quan trọng nhất là:
- Hiến pháp năm 2013: Đây là văn bản pháp lý tối cao quy định quyền và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc ban hành chính sách, đảm bảo quyền lợi của công dân.
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020): Quy định trình tự, thủ tục, và các yêu cầu đối với quá trình soạn thảo và ban hành chính sách công.
- Nghị định 34/2016/NĐ-CP, ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm việc lấy ý kiến, tham vấn công chúng và thẩm định văn bản.
Các giai đoạn chính trong quá trình xây dựng chính sách công
Quá trình xây dựng chính sách công bắt đầu từ việc nhận diện các vấn đề trong xã hội mà cần có sự can thiệp của chính quyền. Các vấn đề này có thể xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của người dân, từ áp lực của các nhóm lợi ích, hoặc từ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Ví dụ: Trước tình trạng biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng các chính sách liên quan đến việc bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu như Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Nghiên cứu và phân tích chính sách
Sau khi xác định được vấn đề, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành nghiên cứu và phân tích các giải pháp để giải quyết vấn đề đó. Giai đoạn này bao gồm việc thu thập dữ liệu, phân tích kinh tế - xã hội, và đánh giá tác động của các phương án chính sách khác nhau. Các nhà hoạch định chính sách phải thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề cần giải quyết, đồng thời tham khảo các chính sách tương tự trong và ngoài nước. Trong nhiều trường hợp, các tổ chức nghiên cứu, viện nghiên cứu hoặc các chuyên gia được mời tham gia để cung cấp các phân tích khoa học và dự báo về tác động của chính sách.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu và phân tích, các cơ quan nhà nước sẽ tiến hành soạn thảo dự thảo chính sách. Trong quá trình này, cần cân nhắc đến các yếu tố pháp lý, kỹ thuật, tài chính và xã hội để đảm bảo rằng chính sách được soạn thảo có tính khả thi và hiệu quả. Ví dụ: Quá trình soạn thảo Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (2012) đã bao gồm nhiều nghiên cứu về sức khỏe cộng đồng, chi phí điều trị bệnh tật do thuốc lá gây ra và tham khảo kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát thuốc lá.
Một bước quan trọng trong quá trình xây dựng chính sách công là tham vấn ý kiến của các bên liên quan, bao gồm: các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và người dân. Việc tham vấn giúp các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ hơn về các tác động của chính sách, từ đó điều chỉnh và hoàn thiện dự thảo. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ việc lấy ý kiến rộng rãi từ công chúng qua nhiều kênh khác nhau như cổng thông tin điện tử, hội thảo, và các cuộc họp. Điều này giúp chính sách có được sự đồng thuận xã hội cao hơn và phản ánh được nhu cầu thực tiễn của người dân.
Sau khi hoàn thành quá trình soạn thảo và tham vấn, dự thảo chính sách được trình lên các cơ quan có thẩm quyền để thẩm định. Các cơ quan này có thể bao gồm Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, hoặc Hội đồng nhân dân (tùy thuộc vào loại chính sách). Trong quá trình thẩm định, các cơ quan này sẽ xem xét kỹ lưỡng về nội dung, hình thức và tính pháp lý của dự thảo. Nếu chính sách được thông qua, nó sẽ được ban hành dưới dạng luật, nghị định hoặc các văn bản quy phạm pháp luật khác. Ví dụ: Luật An ninh mạng năm 2018 đã trải qua nhiều vòng thẩm định và sửa đổi trước khi được Quốc hội thông qua.
Sau khi được phê duyệt, chính sách sẽ được công bố chính thức và truyền đạt rộng rãi đến người dân, doanh nghiệp và các cơ quan thực thi. Quá trình tuyên truyền đóng vai trò quan trọng trong việc giúp mọi người hiểu rõ về các quy định mới và chuẩn bị cho việc thực hiện. Chính phủ sử dụng nhiều kênh thông tin khác nhau để công bố chính sách, bao gồm: các phương tiện truyền thông đại chúng, cổng thông tin điện tử của Chính phủ và thông qua các tổ chức xã hội, đoàn thể.
Thách thức trong quá trình xây dựng chính sách công tại Việt Nam
Quá trình xây dựng chính sách công tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm sự công bằng cho người dân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc xây dựng chính sách công tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức. Một trong những khó khăn lớn là thiếu sự tham vấn và đối thoại toàn diện với các đối tượng liên quan, bao gồm người dân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và chuyên gia. Mặc dù quy định pháp luật yêu cầu tham vấn ý kiến rộng rãi, nhưng việc này vẫn chưa được thực hiện đầy đủ và hiệu quả. Điều này khiến nhiều chính sách không phản ánh đúng nhu cầu thực tiễn của xã hội. Ví dụ, các nhóm yếu thế, như: người nghèo, người dân tộc thiểu số, thường không có cơ hội bày tỏ quan điểm trong quá trình xây dựng chính sách, dẫn đến việc các chính sách này có thể thiếu tính bao trùm.
Thêm vào đó, một thách thức khác là việc nghiên cứu và phân tích chính sách chưa đủ sâu sắc. Quá trình nghiên cứu để xây dựng chính sách thường thiếu sự toàn diện và không dựa trên dữ liệu đáng tin cậy. Các số liệu thống kê và thông tin cần thiết cho quá trình phân tích chính sách còn hạn chế, dẫn đến việc đưa ra các quyết định không thực sự hiệu quả. Việc thiếu các phương pháp nghiên cứu hiện đại và phân tích sâu sắc làm giảm chất lượng của các đề xuất chính sách. Nhiều chính sách không được xây dựng trên cơ sở phân tích chi tiết về lợi ích, chi phí và tác động dài hạn đối với xã hội.
Sự chồng chéo và mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật cũng là một thách thức lớn trong quá trình xây dựng chính sách công. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật không đồng bộ đã gây ra sự khó khăn trong việc thực thi và làm giảm tính minh bạch của hệ thống pháp luật. Ví dụ, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuân thủ các quy định khác nhau do sự mâu thuẫn giữa các luật về thuế và đầu tư. Điều này còn phức tạp hơn khi các cơ quan nhà nước thiếu sự phối hợp chặt chẽ, dẫn đến việc các chính sách không đồng bộ hoặc mâu thuẫn lẫn nhau.
Một thách thức khác đến từ việc thiếu nguồn lực và năng lực thực thi của các cơ quan nhà nước. Nhiều cơ quan thiếu đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao, không đủ khả năng nghiên cứu, phân tích và đề xuất chính sách phù hợp. Điều này dẫn đến việc nhiều chính sách được ban hành nhưng không đạt được hiệu quả mong đợi do thiếu tính khả thi hoặc không đủ nguồn lực tài chính để thực hiện. Ví dụ, nhiều chính sách bảo vệ môi trường mặc dù được đề ra nhưng không có đủ ngân sách để thực thi, gây ra những khó khăn trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Cuối cùng, việc thiếu cơ chế theo dõi và đánh giá sau khi chính sách được ban hành cũng là một vấn đề lớn. Nhiều chính sách không có cơ chế giám sát và đánh giá hiệu quả, khiến cho những sai sót hoặc hạn chế trong quá trình thực thi không được phát hiện và điều chỉnh kịp thời. Điều này không chỉ làm giảm hiệu quả của chính sách mà còn gây lãng phí nguồn lực. Ví dụ, việc thiếu đánh giá hậu chính sách đã khiến nhiều dự án hạ tầng công cộng bị chậm tiến độ hoặc không đạt tiêu chuẩn chất lượng yêu cầu.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc điều chỉnh chính sách để phù hợp với các cam kết và xu hướng toàn cầu cũng tạo ra nhiều áp lực cho Việt Nam. Các hiệp định thương mại tự do và cam kết quốc tế yêu cầu Việt Nam phải tuân thủ các tiêu chuẩn toàn cầu, trong khi hệ thống quản lý trong nước chưa đủ đồng bộ và hiện đại để đáp ứng các yêu cầu này. Điều này đặt ra thách thức lớn trong việc xây dựng chính sách vừa phù hợp với thực tiễn trong nước, vừa đáp ứng các yêu cầu quốc tế.
TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH CÔNG Ở VIỆT NAM
Thực thi chính sách công là quá trình đưa chính sách công vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành các văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách công và tổ chức thực hiện chúng nhằm hiện thực hóa mục tiêu chính sách công (Lê Như Thanh và Lê Văn Hòa, 2016). Thực thi chính sách có vai trò thực hiện mục tiêu chính sách, kiểm nghiệm chính sách trong thực tế, và góp phần cung
cấp luận cứ cho việc hoạch đinh, ban hành chính sách tiếp theo (Kiều Quỳnh Anh và Hồ Việt Hạnh, 2022). Việc thực thi chính sách công ở Việt Nam được điều chỉnh bởi các luật và nghị định liên quan, như: Luật Quản lý nhà nước, Luật Tổ chức Chính phủ và các văn bản pháp luật khác liên quan đến từng lĩnh vực cụ thể. Việc thực thi chính sách công phải đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả và công bằng. Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và báo cáo kết quả thực thi chính sách.
Thực thi chính sách công là giai đoạn quan trọng trong quá trình chính sách, là giai đoạn hiện thực hóa mục tiêu chính sách công (Lê Thị Thu, 2017). Quá trình thực thi chính sách công tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, góp phần vào sự phát triển toàn diện của đất nước trên nhiều lĩnh vực. Các chính sách công được ban hành đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong quản lý kinh tế, xã hội, và an sinh, từ đó nâng cao đời sống của người dân. Đặc biệt, việc thực hiện thành công các chính sách cải cách kinh tế từ những năm 1986, khởi đầu từ Đổi mới, đã tạo ra một nền tảng vững chắc cho Việt Nam trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Điều này được thể hiện qua những thành tựu nổi bật, như: tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, thu nhập bình quân đầu người tăng lên và Việt Nam trở thành một quốc gia xuất khẩu lớn trên thế giới.
Trong lĩnh vực an sinh xã hội, nhiều chính sách đã được thực thi hiệu quả, giúp cải thiện điều kiện sống cho các nhóm đối tượng yếu thế. Các chính sách về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và hỗ trợ người nghèo đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp và sống ở vùng sâu, vùng xa, được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản. Ví dụ, chính sách bảo hiểm y tế toàn dân đã giúp tăng tỷ lệ bao phủ y tế, từ đó giảm gánh nặng chi phí y tế cho người dân. Chương trình giảm nghèo bền vững cũng là một minh chứng cho những thành công trong việc hỗ trợ các hộ nghèo và cận nghèo, giúp nhiều gia đình thoát nghèo và cải thiện cuộc sống.
Ngoài ra, các chính sách về giáo dục và đào tạo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Việc mở rộng mạng lưới trường học, cải thiện chất lượng giảng dạy, và áp dụng công nghệ trong giáo dục đã góp phần nâng cao trình độ dân trí và năng lực cạnh tranh của lực lượng lao động Việt Nam. Chính sách phổ cập giáo dục đã giúp Việt Nam đạt được những thành tựu đáng kể về tỷ lệ biết chữ và tiếp cận giáo dục ở các cấp học, đặc biệt là ở vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa.
Một lĩnh vực khác thể hiện sự thành công trong thực thi chính sách là quản lý môi trường và phát triển bền vững. Chính phủ đã ban hành và thực thi nhiều chính sách bảo vệ môi trường, thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo và cải thiện chất lượng môi trường sống. Việc thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong khuôn khổ Thỏa thuận Paris, đã cho thấy Việt Nam nghiêm túc trong việc xây dựng các chính sách môi trường bền vững và giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Các chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và sử dụng năng lượng tái tạo cũng đang dần có hiệu quả, góp phần tạo nên một nền kinh tế xanh hơn và bền vững hơn.
Việc thực thi chính sách trong lĩnh vực pháp luật và cải cách hành chính cũng có những kết quả tích cực. Chính phủ đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giúp giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp và người dân, đồng thời tăng cường minh bạch và công bằng trong quản lý nhà nước. Hệ thống dịch vụ công trực tuyến được triển khai rộng rãi, giúp đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm thiểu thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp trong việc xin giấy phép, làm thủ tục thuế và các hoạt động liên quan đến Nhà nước. Chính sách một cửa, một cửa liên thông cũng đã được triển khai tại nhiều địa phương, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp trong việc giải quyết các thủ tục hành chính.
Tình hình thực thi chính sách công tại Việt Nam đã có nhiều bước tiến quan trọng trong việc cải thiện quản lý nhà nước và điều hành phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, quá trình thực thi, vẫn tồn tại nhiều hạn chế và thách thức khiến một số chính sách không đạt được hiệu quả mong đợi. Thực trạng này phản ánh sự phức tạp và đa dạng trong việc quản lý nhà nước, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển nhanh chóng của đất nước.
Trước hết, quá trình thực thi chính sách công tại Việt Nam vẫn gặp phải tình trạng thiếu sự đồng bộ giữa các cấp chính quyền và các cơ quan nhà nước. Mặc dù các chính sách công được ban hành với mục tiêu chung là phục vụ lợi ích xã hội, nhưng quá trình thực thi thường bị cản trở bởi sự thiếu phối hợp giữa các cấp quản lý từ Trung ương đến địa phương. Sự chồng chéo trong nhiệm vụ giữa các cơ quan quản lý nhà nước cũng dẫn đến việc thực thi chính sách không hiệu quả. Ví dụ, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, các cơ quan, như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và chính quyền địa phương, thường có những trách nhiệm giao thoa, dẫn đến việc không xác định rõ ràng vai trò của từng bên và gây ra tình trạng trách nhiệm bị đùn đẩy.
Một yếu tố khác là nguồn lực hạn chế, đặc biệt là nhân lực và tài chính, ảnh hưởng đến khả năng thực thi các chính sách công. Nhiều chính sách đã được xây dựng một cách bài bản, nhưng khi triển khai lại gặp khó khăn vì thiếu nguồn lực để đảm bảo thực thi đầy đủ và hiệu quả. Ví dụ, các chính sách liên quan đến giáo dục và y tế, mặc dù được đầu tư lớn từ ngân sách nhà nước, nhưng ở nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa, vẫn còn tình trạng thiếu giáo viên, cơ sở vật chất hoặc thiết bị y tế. Điều này làm cho chính sách dù được ban hành, nhưng không mang lại hiệu quả thực sự cho các đối tượng thụ hưởng.
Sự tham nhũng và lạm dụng quyền lực trong quá trình thực thi chính sách cũng là một vấn đề nổi cộm tại Việt Nam. Thực tiễn cho thấy, một số quan chức nhà nước đã lợi dụng quá trình thực thi chính sách để phục vụ cho lợi ích cá nhân hoặc lợi ích nhóm, làm giảm hiệu quả của chính sách và làm mất niềm tin của người dân vào hệ thống chính trị. Ví dụ, trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng, một số dự án đã bị chậm tiến độ hoặc không đạt tiêu chuẩn chất lượng do tham nhũng trong quá trình đấu thầu và quản lý dự án.
Thêm vào đó, việc thiếu cơ chế giám sát và đánh giá hậu chính sách cũng làm giảm tính hiệu quả trong thực thi. Sau khi chính sách được ban hành, quá trình giám sát và kiểm tra hiệu quả thực thi thường không được thực hiện một cách nghiêm túc. Các báo cáo đánh giá thường mang tính chất hình thức, không phản ánh đúng thực trạng hoặc không đưa ra các giải pháp điều chỉnh phù hợp. Điều này khiến nhiều chính sách, dù có sai sót trong quá trình thực thi, không được điều chỉnh kịp thời, gây ra những hậu quả tiêu cực cho xã hội.
Một ví dụ cụ thể là: các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn. Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và cải thiện đời sống của người dân nông thôn, nhưng quá trình thực thi tại các địa phương lại không đạt hiệu quả như mong đợi. Nguyên nhân chính là do sự thiếu giám sát chặt chẽ và cơ chế hỗ trợ tài chính không hiệu quả, dẫn đến việc các nguồn lực không đến đúng đối tượng thụ hưởng.
Ngoài ra, bối cảnh hội nhập quốc tế và các cam kết thương mại cũng đặt ra nhiều thách thức cho việc thực thi chính sách công tại Việt Nam. Nhiều chính sách phải điều chỉnh để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và yêu cầu của các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia. Tuy nhiên, sự khác biệt về thể chế, quy chuẩn kỹ thuật và năng lực thực thi khiến cho các chính sách quốc tế hóa khó thực hiện trong bối cảnh nội địa. Ví dụ, các cam kết về bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn lao động trong các hiệp định thương mại tự do, như: CPTPP yêu cầu Việt Nam phải nâng cao năng lực quản lý và giám sát, điều mà nhiều cơ quan trong nước vẫn đang còn thiếu.
Chính sách công là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách của quốc gia nhằm hiện thực hóa đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước, là công cụ hữu hiệu để quản lý, điều hành và tạo điều kiện xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội tại những thời điểm nhất định (Nguyễn Thị Hà, 2023). Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình xây dựng và thực thi chính sách công tại Việt Nam, cần áp dụng một loạt các giải pháp đồng bộ, bao gồm: cải tiến phương pháp tiếp cận, nâng cao năng lực chuyên môn và tăng cường sự minh bạch trong các quy trình chính sách. Những giải pháp này sẽ không chỉ giúp cải thiện chất lượng các chính sách, mà còn bảo đảm tính hiệu quả trong quá trình thực thi, từ đó tạo ra những tác động tích cực cho xã hội và nền kinh tế. Cụ thể như sau:
Trước hết, cần tăng cường sự tham gia của các bên liên quan vào quá trình xây dựng chính sách. Điều này đòi hỏi việc thiết lập các cơ chế tham vấn rộng rãi với người dân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan. Quá trình tham vấn không nên chỉ mang tính hình thức mà cần được thực hiện một cách toàn diện, nhằm đảm bảo rằng, ý kiến của các nhóm đối tượng liên quan được lắng nghe và phản ánh vào chính sách. Ví dụ, việc tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, hoặc trưng cầu ý kiến công chúng về các dự thảo chính sách có thể giúp chính sách trở nên gần gũi với thực tiễn hơn. Sự tham gia tích cực của các bên liên quan sẽ làm tăng tính minh bạch và tính khả thi của chính sách, giảm thiểu những rủi ro và bất cập khi chính sách được thực thi.
Thứ hai, nâng cao năng lực phân tích và nghiên cứu chính sách. Việc đưa ra quyết định chính sách phải dựa trên những cơ sở khoa học và dữ liệu đáng tin cậy. Do đó, cần đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển năng lực nghiên cứu và phân tích cho các cơ quan nhà nước. Các cơ quan chuyên trách cần có khả năng thu thập và phân tích thông tin một cách chuyên sâu, từ đó đưa ra các đề xuất chính sách dựa trên các mô hình phân tích lợi ích - chi phí, các bài học từ quốc tế, và dự báo tác động dài hạn. Để làm được điều này, cần khuyến khích sự hợp tác với các viện nghiên cứu, các trường đại học và các tổ chức quốc tế, giúp tận dụng kiến thức và kinh nghiệm của các chuyên gia trong và ngoài nước.
Thứ ba, cần cải cách hệ thống pháp luật nhằm đồng bộ hóa các văn bản quy phạm pháp luật và giảm thiểu tình trạng chồng chéo giữa các luật. Chính phủ cần đẩy mạnh việc rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật hiện hành để đảm bảo tính thống nhất và khả thi trong thực thi. Việc ban hành một hệ thống luật pháp rõ ràng, minh bạch và không mâu thuẫn sẽ giúp giảm thiểu các trở ngại trong việc thực hiện chính sách, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng chính sách trong thực tiễn. Ngoài ra, cần có sự phân định rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn giữa các cơ quan nhà nước để tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm.
Thứ tư, việc tăng cường giám sát và đánh giá hậu chính sách cũng là một giải pháp quan trọng để cải thiện hiệu quả thực thi chính sách công. Sau khi chính sách được ban hành, cần thiết lập các cơ chế giám sát chặt chẽ để đảm bảo rằng chính sách được thực thi đúng mục tiêu và mang lại kết quả như kỳ vọng. Việc thường xuyên đánh giá và điều chỉnh chính sách dựa trên các thông tin thực tế từ quá trình thực thi sẽ giúp phát hiện sớm những vấn đề phát sinh, từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời. Cơ chế đánh giá cần có sự tham gia của các tổ chức độc lập để đảm bảo tính khách quan, minh bạch.
Thứ năm, việc nâng cao năng lực và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức tham gia vào quá trình xây dựng và thực thi chính sách là yếu tố then chốt. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ về kỹ năng quản lý, tư duy chiến lược, và đạo đức công vụ là cần thiết để đảm bảo các quyết định được đưa ra một cách khoa học và công tâm. Đặc biệt, cần tăng cường các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách, từ đó bảo đảm rằng các chính sách được ban hành và thực hiện vì lợi ích chung của xã hội chứ không phải phục vụ cho các nhóm lợi ích riêng lẻ.
Thứ sáu, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và thực thi chính sách là một giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường minh bạch và nâng cao hiệu quả thực thi. Chính phủ có thể triển khai các hệ thống quản lý trực tuyến để theo dõi và giám sát quá trình thực thi chính sách, đồng thời tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các thông tin về chính sách. Việc sử dụng các nền tảng công nghệ số không chỉ giúp cải thiện sự minh bạch, mà còn giảm bớt gánh nặng hành chính, tăng cường khả năng quản lý và giảm thiểu sai sót trong quá trình thực thi./.
1. Kiều Quỳnh Anh, Hồ Việt Hạnh (2022), Một số vấn đề lý luận về thực thi chính sách công, Tạp chí Khoa học Xã hội, 12(292), 9-19.
2. Lê Như Thanh, Lê Văn Hòa (2016), Hoạch định và thực thi chính sách công, Nxb Chính trị quốc gia.
3. Lê Thị Thu (2017), Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách công của cơ quan hành pháp, truy cập từ https://tcnn.vn/news/detail/38920/Nang_cao_hieu_qua_thuc_thi_chinh_sach_cong_cua_co_quan_hanh_phapall.html.
4. Nguyễn Thị Hà (2023), Đổi mới quá trình hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam hiện nay, truy cập từ https://www.quanlynhanuoc.vn/2023/06/06/doi-moi-qua-trinh-hoach-dinh-va-thuc-thi-chinh-sach-cong-o-viet-nam-hien-nay/.
5. Văn Tất Thu (2017), Bản chất, vai trò của chính sách công, truy cập từ https://tcnn.vn/news/detail/35801/Ban-chat-vai-tro-cua-chinh-sach-cong.html.