Câu niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đối với một Phật tử chắc hẳn mỗi chúng ta đều quen thuộc. Tuy nhiên ý nghĩa đằng sau đó là gì và có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống chúng sinh. Hãy cùng kênh Bchannel-BTV9 An Viên tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Câu niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đối với một Phật tử chắc hẳn mỗi chúng ta đều quen thuộc. Tuy nhiên ý nghĩa đằng sau đó là gì và có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống chúng sinh. Hãy cùng kênh Bchannel-BTV9 An Viên tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Hình ảnh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thường có tạo hình là tóc búi nhỏ hoặc là cụm tóc xoắn ốc trên đỉnh đầu. Trên người của Ngài mặc áo cà sa và choàng cổ màu vàng nâu. Nếu hình ảnh hở ngực thì ngực trước Phật Thích Ca Mâu Ni không có chữ Vạn. Hình ảnh Ngài ngồi trên toà hoa sen với đôi mắt mở 3/4, tư thế tay ngăn nắp để trên đùi, đôi tay ấn thiền, ân kim cương. Ngoài ra cũng có hình ảnh Đức Phật Thích Ca cầm bát màu xanh hoặc màu đen, biểu tượng cho vị giáo chủ của cõi Ta Bà.
Xem thêm: Cách phân biệt Phật A Di Đà và Phật Thích Ca Mâu Ni
Hình ảnh của Ngài từ lâu đã tượng trưng cho sự từ bi, hỉ xả nên chúng sinh thường niệm danh hiệu của Ngài. Từ đó Ngài sẽ gia hộ việc làm của chúng ta, đồng hành trên con đường tu hành hướng tới sự thanh tịnh.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật có ý nghĩa cao cả đó là sống tốt, sống đẹp và hướng tới sự thiện lành. Hãy cùng với Truyền hình An Viên hiểu được và sử dụng cho
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật có những ý nghĩa cao cả đằng sau câu niệm đó – sống tốt, sống đẹp và luôn hướng tới điều thiện lành. Và hãy cùng với kênh Bchannel-BTV9 hiểu được và sử dụng cho đúng nhất nha.
“Từ đây thẳng về phương Tây, trải qua mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc. Cõi ấy có đức Phật hiệu là A Di Đà, hiện nay đương thuyết pháp. -- Tại sao cõi kia gọi là Cực Lạc? Vì chúng sanh ở cõi ấy không có các sự khổ, chỉ hưởng những điều vui, nên gọi là Cực Lạc. --
Đức Phật ấy vì sao hiệu là A Di Đà? Bởi ánh sáng của đức Phật này không lường, soi khắp mười phương quốc độ, không chỗ nào chướng ngại, nên hiệu là A Di Đà. Lại nữa, đức Phật kia cùng với nhân dân của ngài sống lâu đến không lường, không ngằn A Tăng Kỳ kiếp, nên gọi là A Di Đà. -- Chúng sanh, sanh về cõi Cực Lạc, đều là bậc A bệ bạt trí, trong ấy hàng nhứt sanh bổ xứ rất nhiều, không thể dùng toán số tính biết được, chỉ có thể dùng số vô lượng vô biên A tăng kỳ để nói mà thôi. -- Chúng sanh nào nghe kinh này, nên phát nguyện sanh về nước kia.--Tại sao thế? Vì được cùng các bậc người thượng thiện ở chung một chỗ.
* Nếu có người thiện nam thiện nữ nào nghe nói đến Phật A Di Đà, giữ niệm danh hiệu, hoặc một ngày, hai ngày, ba ngày cho đến bảy ngày, một lòng không loạn, khi người ấy mạng chung, Phật A Di Đà cùng các Thánh Chúng hiện ở trước. Bấy giờ kẻ ấy lòng không điên đảo, liền được sanh về cõi Cực Lạc.
* Chúng sanh các ngươi! Nên tin kinh “Xưng Tán Bất Khả Tư Nghì Công Đức, Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm” này.
Hành giả ngồi ngay thẳng, chuyên tâm tưởng đức Phật A Di Đà, tướng đẹp như thế, oai nghi như thế, đại chúng như thế, thuyết pháp như thế, tưởng niệm như vậy, tâm tâm nối nhau, thứ lớp không loạn, sẽ thấy được Đức Phật kia. Ví như trong đời có người nam hay nữ đi xa ở xứ khác, trong giấc mơ thấy nhà cửa của mình. Lúc bấy giờ thật ra người ấy chẳng biết là đêm hay ngày, là ngoài hay trong, tường vách núi đá không thể che ngăn, cho đến sự tối tăm mù mịt không làm chướng ngại. Hành giả mỗi niệm cứ huân tu như thế, lâu ngày sự quán tưởng sẽ sáng suốt lanh lẹ, kết qủa thấy được đức Phật Di Đà.
-- Muốn sanh về Cực Lạc, phải tu ba thứ phước:
1) Hiễu dưỡng cha mẹ, phụng thờ Sư trưởng, tâm từ bi không giết hại, tu mười nghiệp lành.
2) Thọ trì tam quy, giữ trọn các giới, đừng phạm oai nghi.
3) Phát lòng bồ đề, tin sâu lý nhân qủa, đọc tụng kinh Đại thừa, khuyến tấn người tu hành. Ba điều trên đây gọi là tịnh nghiệp.
-- Bấy giờ Di Lặc Bồ Tát bạch Phật rằng: “Bạch đức thế Tôn! Như Thế Tôn đã nói những công đức lợi ích của Phật A Di Đà và thế giới Cực Lạc. Lại bảo: Nếu có chúng sanh nào phát mười thứ tâm, một lòng chuyên niệm hướng về Phật A Di Đà, khi người ấy mạng chung sẽ được sanh về thế giới của đức Phật kia. Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là phát mười thứ tâm, và do tâm này sanh về Cực Lạc?” -- Phật bảo: “Này Di Lặc! Mười thứ tâm ấy không phải hạng người phàm phu, bất thiện có thể phát được. Những gì là mười tâm:
Đối với chúng sanh khởi lòng đại từ không làm tổn hại.
Đối với chúng sanh khởi lòng đại bi không làm bức não.
Với chánh pháp của Phật khởi lòng hộ trì không tiếc thân mạng.
Với tất cả pháp lành sanh lòng thắng nhẫn, không chấp trước.
Tâm an vui trong sạch, tôn trọng, không tham lợi dưỡng, sự cung kính.
Tâm cầu chứng trí của Phật, trong tất cả thời không xao lãng.
Đối với tất cả chúng sanh hằng tôn trọng cung kính, không khinh rẻ là hèn thấp.
Không say đắm theo thế luận, đối với phần bồ đề sanh lòng quyết định.
Tâm thanh tịnh tu các căn lành, không hề tạp nhiễm.
Đối với các đức Như Lai, xả lìa các tướng, lòng tùy niệm.
Di Lặc! Đó là mười thứ phát tâm của Bồ Tát, do tâm nào sẽ được sanh về cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà. Di Lặc! Nếu có người nào trong mười tâm này, tùy ý thành tựu được một tâm, ưa thích muốn về Cực Lạc, quyết không lẽ nào không được vãng sanh.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật có nghĩa là Bậc Thầy gốc của tất cả chúng sinh cõi Sa Bà. Chữ Bổn là gốc, Sư là Thầy, Bổn Sư ý nghĩa là Bậc Thầy Gốc của Phật, ngoài ra trong tiếng Ấn Độ dịch sang Trung Quốc thì tên của Ngài có nghĩa là Năng Nhân và Tịch Mặc. Ngài là bậc giác ngộ thấu hiểu được mọi chân lý của vạn pháp trên thế gian, thị hiện trong hình tướng loài người tại cõi Sa Bà để khai sáng cho nhân gian.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sinh tại Nepal, là người tu hành, nhà thuyết giảng, nhà truyền giáo, nhà triết học, đạo sư và là người đã sáng lập ra Phật giáo. Các tín đồ Phật tử xem Ngài là người đầu tiên giác ngộ đạt tới niết bàn và đã tu tới thành chính quả.
Tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Dựa theo Kinh Phật ghi chép thì Ngài có xuất thân từ quý tộc Gautama thuọc tiểu vương quốc Shakya cùng Kapilavastu. Tuy là Thái Tử nhưng Ngài lại lựa chọn con đường tu hành giải thoát. Trải qua 6 năm tu hành, khi đạt được giác ngộ thì chỉ mới 35 tuổi và đã dành cuộc đời còn lại để tuyên truyền, giảng dạy đạo lý cho chúng sinh. Ngài cũng đặt nền tảng cho sự hình thành và lan toả đạo lý Phật giáo ngày nay.
Câu niệm: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật có ý nghĩa chi tiết theo từng chữ:
Tên của Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật hai nghĩa là Năng nhân và Tịch mặc. Mỗi cái tên đều mang ý nghĩa tạo nên một vị Phật khổ hạnh đáng kính.
Từ “Nhân” trong từ nhân đức và từ “Năng” nghĩa là năng lực sức mạnh, khi kết hợp hai từ này hiểu là sức mạnh của lòng nhân từ. Với mong muốn cứu khổ chúng sinh, nguyện đưa chúng sinh đến nơi cực lạc, xua đi mọi muộn phiền, khổ đau trong cuộc sống nên sức mạnh đó luôn tồn tại của Đức Phật. Từ tình yêu thương cho chúng sinh và bình đẳng muôn loài, Ngài đã truyền sức mạnh đến mọi người để cùng nhau giác ngộ.
Lòng từ bi của Đức Phật trở thành năng lực vô biên giúp Ngài đến với muôn loài đem tới con đường ánh sáng, đưa chúng sinh vượt khỏi những khổ đau. Sức mạnh ấy đã khiến Ngài luôn nhẫn dẫn dắt cứu độ chúng sinh, hiện thân và bất cứ đâu ngài có thể cứu khổ được.
Xem thêm: Nam mô A Di Đà Phật là gì? Ý nghĩa và công đức khi niệm
Tịch Mặc nghĩa là trí tuệ, đạt được sự thấu đáo thấu đạt mọi điều trên thế gian. Ngài đã thoát khỏi nô lệ cho ngoại cảnh và ngộ ra chân lý là chúng ta lười làm, ham ăn ham ngủ suy cùng chỉ là làm nô lệ cho thân và ngoại cảnh.
Chúng ta sử dụng giáo lý nhà Phật, trí tuệ của bản thân để tu tâm dưỡng tính để tự mình thoát khỏi kiếp luân hồi, hướng về thiện tâm. Từ đó thoát khỏi bánh xe kiếp luân hồi.
Hình ảnh của Ngài luôn đẹp nhất – soi sáng phổ độ chúng sinh