Những Người Răng Nhọn

Những Người Răng Nhọn

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lại Đỗ Quyên - Khoa Liên Chuyên Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lại Đỗ Quyên - Khoa Liên Chuyên Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Những lưu ý sau khi hàn răng sâu

Trước khi rời khỏi phòng khám răng, người bệnh sẽ được nha sĩ tư vấn về các khó chịu có thể gặp phải sau khi hàn răng, những lưu ý sau khi hàn răng, cách ăn nhai và vệ sinh răng miệng tại chỗ có miếng hàn. Cụ thể như sau:

Ngày nay, hàn răng khá đơn giản, không gây đau và vật liệu hàn răng tốt không còn là vấn đề khiến người bệnh phải lo lắng nữa. Hãy chủ động khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để luôn có được nụ cười tự tin, tỏa sáng.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Trên bản đồ du lịch thế giới chợ nổi Cái Răng được đánh giá rất cao. Nhiều tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới đã đưa chợ nổi Cái Răng vào địa điểm mà du khách nhất định phải đến khi đi du lịch đồng bằng sông Cửu Long.

Khách du lịch trải nghiệm sản xuất tại lò hủ tiếu

Để đến chợ nổi Cái Răng, khách có 2 lựa chọn: Ra bến Ninh Kiều thuê thuyền di chuyển, vượt qua khoảng 10km đường sông trong khoảng 40 phút nếu đi thuyền lớn, còn đi ghe nhỏ thì khoảng 1 tiếng, là đến chợ nổi.

Cách thứ hai là chạy xe cá nhân (xe máy, xe hơi) qua cầu Cái Răng, đi tiếp, tới khi gặp bãi giữ xe rộng, đó là bến tàu chợ nổi Cái Răng, tại số 17/2, đường Võ Tánh, phường Lê Bình, quận Cái Răng, với khung cảnh tấp nập trên bến dưới thuyền.

Tại đây bạn có thể thuê thuyền dịch vụ. Có thể bao 1 chuyến tàu, hoặc ghép đoàn để đi (giá sẽ rẻ hơn). Các tàu, thuyền này có hành trình cố định đưa bạn đi tham quan, khám phá chợ nổi. Bạn có thể mua hoa quả, rau củ cùng các loại bánh và đặc sản miền Tây với giá phải chăng. Trải nghiệm cảm giác lắc lư khi di chuyển giữa các ghe, thuyền. Chụp ảnh lưu niệm với khung cảnh sông nước thơ mộng. Tìm hiểu văn hóa, lối sống của cư dân vùng sông nước. Một tour tham quan kéo dài khoảng hơn 4 giờ, gồm: Thăm xưởng làm kẹo dừa – lò hủ tiếu truyền thống; thăm các tiệm bách hóa tại các bè nổi trên sông; đến các vườn trái cây Cần Thơ để thưởng thức các loại trái cây đặc sản của miền Tây như măng cụt, cam, sầu riêng, mận, cóc, vú sữa, ổi, chôm chôm, mít…

Các mặt hàng kinh doanh tại chợ nổi Cái Răng đều phải niêm yết giá

Khi tham quan các cơ sở nghề thủ công (lò hủ tiếu, lò sản xuất kẹo dừa) khách được quan sát tất cả quy trình sản xuất và tham gia trải nghiệm vài công đoạn trong quá trình sản xuất…

Giữa sông nước, các bạn nên trải nghiệm việc ngồi trên ghe và thưởng thức những món ăn địa phương thơm ngon. “Khu ẩm thực nổi” này có nhiều món ăn truyền thống Nam bộ như bún riêu, hủ tiếu, bún thịt nướng, bánh lọt, cháo lòng, hủ tiếu lắc, lẩu mắm, lẩu bần phù sa… các loại đồ uống như nước dừa, trà, cà phê sữa, cà phê đá, sữa đậu nành, các loại chè… Bạn cũng có thể thưởng thức những món ăn này ở các nhà bè ven sông, với chất lượng và giá cả (theo đánh giá của nhiều du khách), từ bằng đến hơn nhiều quán ăn, nhà hàng trên đất liền.

Thương hồ lên hàng từ thuyền thu mua, để chuyển đến vựa trái cây trên bờ

Trong những tiểu thương bán các món ăn, thì ghe hủ tiếu “Dì Bảy Tươi” đã trở thành biểu tượng cho món ngon đặc sắc của chợ nổi Cái Răng.

Dì Bảy Tươi (tên thật là Lê Thị Bé) là em ruột của dì Hai Chinh, từng rất nổi tiếng với ghe bán bún riêu ở chợ nổi Cái Răng trước đây.

Năm 2012, để thực hiện show truyền hình dài tập mang tên “Gordon’s Great Sscape”, ông Gordon Ramsay – đầu bếp người Anh nổi tiếng thế giới, từng nhận đến 16 ngôi sao Michelin danh giá, đã đến nhiều quốc gia tại châu Á, trong đó có Việt Nam. Tại đây, ông đã thử nhiều đặc sản, món ăn trên khắp các tỉnh, thành; và trong hành trình tại Cần Thơ, Gordon ghé ghe bán bún riêu của dì Hai Chinh. Vị đầu bếp từng nấu ăn cho rất nhiều nguyên thủ lẫn người nổi tiếng trên khắp thế giới ấy, đã tấm tắc khen món bún bình dị với mức giá chưa tới 20.000 đồng/tô lúc bấy giờ. Tô bún với nước dùng có hương vị đậm đà mà rất thanh tao. Ăn hết tô bún, Gordon tặng dì Hai biệt danh “Nữ hoàng nước dung”.

Khách du lịch tham quan vườn sinh thái Tư Dũng

Trở về nước, năm 2013, món ăn đậm bản sắc Việt này đã trở thành nguồn cảm hứng, được Gordon Ramsay chọn làm đề tài cho các đầu bếp lọt vào Top 5 cuộc thi Masterchef Mỹ. Từ đó, không chỉ các món ăn của Việt Nam được Gordon Ramsay ghé thăm nói chung, mà hàng bún riêu của dì Hai Chinh cũng nổi tiếng khi xuất hiện trên khắp các trang thông tin đại chúng trên toàn thế giới.

Hiện nay, do sức khỏe yếu nên dì Hai truyền nghề lại cho dì Bảy Tươi. Ghe hàng của dì Bảy bán 6 món gồm: Bún riêu, cháo lòng, hủ tiếu, bún thịt nướng, bún nem nướng, bánh canh. Các món ăn đều đồng giá 45.000 đồng/tô, bằng với giá quán ăn trên bờ. Dì Bảy cho biết: Mỗi ngày dì thức dậy tầm 2 giờ khuya, ra chợ mua nguyên liệu, nấu nước lèo, chuẩn bị mọi thứ để hơn 5 giờ sáng là ghe hàng của dì đã đến điểm bán cố định giữa dòng sông, đối diện với nhà bè bán bách hóa Khởi My.

Hơn 40 năm gắn bó với chợ nổi Cái Răng, dì Bảy kể: Dù chợ nổi hiện không còn tấp nập như xưa nhưng mỗi ngày dì vẫn bán khoảng 200 tô bún, bánh canh. Thứ bảy, chủ nhật khách du lịch đông thì bán nhiều hơn: “Cô bác thương, hầu như ai đã ăn các món dì mần thì lần sau đến chợ nổi là lại tìm đến dì để ăn sáng… Mấy chục năm nay, chợ nổi này đã nuôi sống cả gia đình dì, giúp các con cháu trong nhà đều được ăn học” – dì Bảy bộc bạch với nụ cười đôn hậu.

Dì Bảy cho biết thêm: Ngoài việc nấu nước dùng theo công thức “gia truyền” từ dì Hai Chinh, việc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm được dì thực hiện rất nghiêm để bảo vệ sức khỏe cho khách hàng và uy tín của thương hiệu hủ tiếu “Dì Bảy Tươi” nói riêng, và cho cả khu ẩm thực chợ nổi nói chung.

… Sau khi tham quan chợ nổi, khách sẽ đến thăm miệt vườn với những sinh hoạt đặc trưng vùng sông nước Tây Nam bộ. Hiện nay phần lớn miệt vườn được xây dựng thành khu du lịch sinh thái với nhiều hoạt động trải nghiệm. Chẳng hạn vườn sinh thái Tư Dũng, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền. Nơi đây như một vùng nông thôn Nam bộ thu nhỏ với khu nhà cổ miền Tây cùng những vật dụng sinh hoạt thời xa xưa; kết hợp các hoạt động để du khách trải nghiệm như chèo thuyền thưởng ngoạn cảnh vật trên sông, câu cá, đi cầu khỉ; bố trí các shop bán đồ lưu niệm, hàng đặc sản… Sau khi tham quan miệt vườn, trải nghiệm “làm nông dân” khách sẽ thưởng thức những món ăn đặc sản được chế biến tại bếp đặt gần bàn ăn. Khách vừa ăn vừa thưởng thức các tiết mục văn nghệ tại sân khấu “Hát với nhau” do nhân viên của vườn sinh thái trình diễn, và có thể tham gia để hòa mình vào bầu không khí ấm cúng, sôi nổi, tươi vui.

Ngoài chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ còn nhiều điểm đến đẹp và thú vị khác như: Làng hoa bà Bộ, chợ đêm Tây Đô, nhà cổ Bình Thủy, khu du lịch Mỹ Khánh, Căn nhà màu tím; bãi biển nhân tạo Cần Thơ, vườn cò Bằng Lăng, Thiền viện trúc lâm Phương Nam, Bảo tàng Cần Thơ…

… Hiện chợ nổi Cái Răng đã có những thay đổi để phù hợp hoạt động du lịch như: Lò hủ tiếu “Quê tôi”, và cơ sở sản xuất kẹo dừa đều chuyển đến nhà bè đặt tại chợ nổi, du khách không phải đi xa. Tại chợ nổi, có nhiều sà lan – nhà bè với các loại hình dịch vụ khá phong phú như tiệm bách hóa bán các đặc sản của Cần Thơ và vùng ĐBSCL, đồ lưu niệm, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, quần áo, khăn rằn quấn cổ; các quán cà phê; các bè nuôi cá lóc; các nhà bè kinh doanh ẩm thực theo phong cách nhà hàng nổi… Những cơ sở này hoạt động từ sáng đến tối, và xuyên suốt tuần.

Trung tâm Văn hóa – Thể thao và Truyền thanh (VH-TT&TT) quận Cái Răng (đơn vị quản lý chợ nổi) đã tổ chức những lớp tập huấn về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, không xả rác xuống sông; quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm… cho những tiểu thương và các ghe, thuyền kinh doanh du lịch; buôn bán tại chợ nổi; đồng thời ban hành các quy định như: Tất cả ghe, thuyền, điểm bán hàng, cơ sở kinh doanh phải niêm yết giá các mặt hàng và ghi số điện thoại đường dây nóng của Trung tâm VH-TT&TT quận và Công an quận Cái Răng. Nều những cơ sở này vi phạm hợp đồng hoặc có hành vi “chặt, chém” thì khách chụp hình số tầu, ghe, thuyền, và gửi hình ảnh cho 2 đơn vị trên để xử lý ngay.

Đặc biệt, đến nay tình trạng rác thải đã giảm đáng kể, trên sông phần lớn là lục bình. Ngoài ra, các thương hồ đã thích hợp với bờ kè hai bên chợ, và chế một số phương tiện để chuyên chở hàng, tháo gỡ khó khăn khi ghe tàu lên hàng để chuyển đến các vựa. Anh Trương Tấn Hoài Nam, chuyên viên Trung tâm VH-TT&TT quận Cái Răng cho biết: Quận đã có đề án mở thêm điểm lên xuống hàng hóa, giúp thương hồ thuận lợi hơn trong kinh doanh…

… Dù ảnh hưởng không nhỏ bởi những biến thiên nhưng chợ nổi Cái Răng vẫn thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước bởi những nét văn hóa đặc trưng của thiên nhiên và con người nơi đây. Chị Lê Thị Trúc Ly, tỉnh An Giang, thường tranh thủ đưa người thân và bạn bè đến chợ nổi du ngoạn vì theo chị: “Mình và gia đình cũng như các bạn thân, rất thích khung cảnh sông nước, ghe thuyền tấp nập, cảnh vật còn nguyên nét thiên nhiên nơi đây. Mọi người tại chợ nổi ai cũng thân thiện, gần gũi. Buôn bán không chặt chém. Khi tham gia trải nghiệm làm hủ tiếu, kẹo dừa bằng thủ công; hoặc đến các vườn du lịch sinh thái… mình như được sống lại tuổi thơ êm đềm, bình dị ở quê nhà, bên ông bà, cha mẹ, chú dì; và càng thêm yêu đất nước, quê hương của mình”.