Thể loại : Bí ẩn, Chính kịch, Hài, Hành động
Thể loại : Bí ẩn, Chính kịch, Hài, Hành động
Phim quy tụ dàn diễn viên quen thuộc của điện ảnh miền Bắc: Hoàng Dũng, Lê Khanh, Trọng Trinh, Văn Thành, Huy Trinh, Đàm Hằng, Bảo Anh, Đức Trung…
Đáng chú ý nhất là vai Phạm Ngọc Tuấn (cố diễn viên Hoàng Dũng đóng), được xây dựng trên nguyên mẫu tướng ngụy Phạm Văn Phú, tư lệnh Quân khu II.
Ông Tuấn là một tướng tài, bản lĩnh, có lý tưởng, không ác ôn, cũng biết yêu ghét rất bình dị. Không nhiều phim về đề tài chiến tranh mà khi xem, khán giả lại có cảm tình với một nhân vật ở bên kia chiến tuyến.
Trong phim, ông đem lòng yêu đơn phương con gái ruột, đến cuối phim mới biết, cũng bẽ bàng, đau đớn.
Xây dựng một nhân vật như vậy, nhà văn, biên kịch Chu Lai muốn gửi gắm một điều, đã đến lúc chúng ta phải nhìn lại chính xác chân dung đối phương trong cuộc chiến, chứ không cứ suy nghĩ theo lối cũ "ta thắng địch thua, ta tài giỏi địch ngu dốt".
Trong cuộc chiến ấy, họ cũng là những con người có những buồn, vui, cao thượng, thấp hèn.
Phim đem về giải Nam diễn viên xuất sắc nhất năm 2004 cho nghệ sĩ Hoàng Dũng tại giải thưởng Cánh diều vàng và sau đó là danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.
Nhiều người tham gia Tiếng cồng định mệnh hiện đã mất: diễn viên Văn Thành, đạo diễn, NSND Khắc Lợi, NSND Hoàng Dũng…
Chia sẻ cùng Tuổi Trẻ Online, NSND Lê Thi nói xem lại Tiếng cồng định mệnh sau 20 năm, ông vẫn còn nguyên sự bồi hồi xúc động khi nhớ về những kỷ niệm khi làm bộ phim này.
"Mới đó mà 20 năm, không tin là 20 năm đã trôi qua… Ngày đó nhiều thiếu thốn, chúng tôi làm phim bằng tình yêu điện ảnh hết sức trong sáng", ông chia sẻ.
Tuần phim kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam diễn ra tới hết ngày 5-12 - Ảnh: BTC
Tuần phim sẽ chiếu 8 phim. Trong đó có 4 phim tài liệu gồm Vững bước dưới cờ Đảng (đạo diễn, NSND Lưu Quỳ), Tiến bước dưới quân kỳ - tập 1: Chiến đấu giành độc lập (đạo diễn Phạm Thanh Hùng), Tiến bước dưới quân kỳ - tập 2: Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc (đạo diễn, NSND Lưu Quỳ), Linh ảnh (đạo diễn Nguyễn Quang Quyết).
4 phim truyện điện ảnh có Tiếng cồng định mệnh (đạo diễn, NSND Nguyễn Khắc Lợi, NSND Lê Thi), Con đường có mặt trời (đạo diễn Vũ Anh Nhất), Thầu Chín ở Xiêm (đạo diễn Bùi Tuấn Dũng), Đêm Bến Tre (đạo diễn, NSND Trần Phương).
10 sân bay sang trọng nhất thế giới
Bốn người hâm mộ siêu đẳng này đã có ý tưởng tuyệt vời khi mặc trang phục nhân vật trong phim Star Wars để đón chờ người bạn của họ trở lại Denver, Colorado, Mỹ đúng thời điểm bộ phim Chiến tranh giữa các vì sao ra mắt.
Nhìn bức ảnh người phụ nữ đeo chiếc gối kê cổ trên túi xách, lủng lẳng sau hông, nhiều người sẽ nhầm tưởng là cô lộ "vòng ba".
Nhân viên hãng hàng không American Airlines giống nhân vật Snape trong phim Harry Potter một cách đáng kinh ngạc.
Ông bố hóa trang chào đón con gái cưng tại sân bay. Sợ con gái không thể nhận ra, ông giơ tấm biển có dòng chữ: "Rebecca, bố là bố của con".
In hình chính mình lên vali là cách tuyệt vời để đảm bảo vali hành lý của bạn không thể bị nhầm lẫn.
Hai em bé không hề quen biết nhưng lại ôm nhau rất tình cảm ở sân bay.
Cậu con trai chào đón bố mẹ về nhà bằng khẩu hiệu: "Chào mừng bố mẹ trở về nhà, chúng ta hết ngũ cốc rồi".
Ông bố tuyệt vời mang cả rượu ra sân bay đón con của mình.
Hình ảnh quen thuộc tại các sân bay.
Cách tuyệt vời để bạn không phải đứng sạc điện thoại là đây!
Hình ảnh hai người đàn ông đứng sau tấm pano quảng cáo đã đánh lừa thị giác vô cùng thú vị .
Người đàn ông ngồi xem phim trên máy tính cá nhân tại sân bay và phát hiện ra mình có thêm rất nhiều "bạn" mê phim Disney như mình.
Khẩu hiệu hài hước trên tấm biển thông báo giờ bay: "Bạn phải chiến đấu vì chuyến bay của bạn".
Một vị hoàng tử mua rất nhiều ghế trên chuyến bay để đưa đàn chim ưng đến đất nước của mình. Lũ chim đàng hoàng đứng trong khoang hành khách chứ không phải chen chúc trong khoang dành cho động vật.
Ba bố con giơ cao biểu ngữ: "Chào mừng mẹ về nhà từ nhà tù".
Người đàn ông này đã rất tức giận về việc hành lý của anh ta bị thất lạc nên anh đã cởi đồ, chỉ mặc quần "chíp" để cho các nhân viên sân bay hiểu rõ hậu quả về sự sơ suất của họ.
Bà mẹ buộc phải đặt đứa con nhỏ vào khay đựng hành lý để có thể cởi giày qua cửa kiểm tra an ninh.
Cầu hôn tại sân bay cũng là ý tưởng tuyệt vời.
Cách tốt nhất để làm giảm tiếng ồn và ánh sáng khi ngủ ở sân bay.
Hai chàng thanh niên có cách giải trí ấn tượng khi ngồi chờ ở sân bay.
Nghệ thuật sắp đặt hành lý trưng bày tại sân bay quốc tế Sacramento, Mỹ.
Hai con chim cánh cụt này là những nghệ sĩ biểu diễn dày dạn kinh nghiệm. Vì thế người thuần hóa chúng để chúng tự đi qua khu vực kiểm tra an ninh.
Một con gấu Bắc Cực lang thang trên đường băng tại sân bay ở Alaska, Mỹ.
Hãng hàng không Tây Ban Nha gửi tặng mỗi hành khách một món quà trong ngày Giáng sinh bằng việc đặt món quà trên băng chuyền nơi hành khách nhận hành lý.
Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm
NSND Hoàng Dũng (trái) trong phim Tiếng cồng định mệnh - Ảnh chụp màn hình
Tuần phim kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 2 tới hết 5-12 tại rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân (Lý Nam Đế, Hà Nội).
Thiếu tướng Trần Ngọc Anh, phó bí thư Đảng ủy Cơ quan Tổng cục Chính trị, cục trưởng Cục Chính trị (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam), phát biểu khai mạc vào tối 2-12: "Ban tổ chức đã lựa chọn những phim về đề tài người lính và chiến tranh cách mạng, có giá trị cao về nội dung và chất lượng nghệ thuật".
"Những tác phẩm được lựa chọn trình chiếu trong tuần phim một lần nữa giúp chúng ta nhìn lại sự trưởng thành, lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Các tác phẩm không chỉ giúp khán giả có thêm cái nhìn rõ nét và đầy đủ hơn về Quân đội nhân dân Việt Nam, mà còn góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ", ông nói.
Thiếu tướng Trần Ngọc Anh phát biểu khai mạc - Ảnh: BTC
Tiếng cồng định mệnh được chuyển thể từ tiểu thuyết Khúc tráng ca cuối cùng của nhà văn Chu Lai, do cố NSND Nguyễn Khắc Lợi và NSND Lê Thi làm đạo diễn, Điện ảnh Quân Đội Nhân Dân sản xuất năm 2004.
Đây là một trong những tác phẩm điện ảnh được Nhà nước đặt hàng giai đoạn đó (cùng với Giải phóng Sài Gòn, Đường lên Điện Biên…). Tới nay, 20 năm xem lại Tiếng cồng định mệnh vẫn mới.
Bộ phim là cuộc đấu trí giữa đội quân ta và địch tại chiến trường Tây Nguyên với trận đánh Buôn Ma Thuột, mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước mùa xuân 1975.
Thoát khỏi sự mô tả đơn thuần, ca ngợi một chiều thường thấy trong các phim về đề tài này, phim đi vào những quan hệ phức tạp giữa con người ở hai đầu chiến tuyến. Hào hùng nhưng đầy chất hiện thực, không bị tô hồng.
Qua đó nói lên sự trớ trêu của những số phận khi đất nước bị chia cắt: cha và con lạc nhau, cha không biết mà vô tình yêu đơn phương con gái, hai anh em ở hai phía của cuộc chiến…
Phim có nhiều phân cảnh đấu trí căng thẳng, nghẹt thở. Súng đạn, bom nổ ầm ầm. Có cả những đại cảnh lớn thể hiện sự hoành tráng của cuộc chiến.
Nhưng phim cũng tạo ra được những khoảng thư giãn cần thiết khi có những cảnh lãng mạn, trữ tình, thậm chí hài hước. Sau 20 năm, Tiếng cồng định mệnh vẫn khiến khán giả khóc, cười khi theo dõi.
Đặc biệt xem phim thấy Tây Nguyên 20 năm trước vẫn còn đẹp quá chừng. Dù diễn xuất, đài từ của một số diễn viên trẻ cũng như bối cảnh vẫn còn một số hạn chế nhưng Tiếng cồng định mệnh được đánh giá là một trong những phim về chiến tranh coi ổn tới ngày nay.