Mỗi cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội đều sở hữu 1 mã số bảo hiểm xã hội và sổ BHXH vậy mã số BHXH là gì? có phải là số sổ BHXH không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.
Mỗi cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội đều sở hữu 1 mã số bảo hiểm xã hội và sổ BHXH vậy mã số BHXH là gì? có phải là số sổ BHXH không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.
Mã số bảo hiểm xã hội sẽ gồm một số đặc điểm sau:
Là một dãy số gồm 10 chữ số. Ví dụ: 0118000001
Là mã định danh cá nhân của người tham gia BHXH
Được in trên bìa sổ BHXH của người lao động
Hiện nay, mã số BHXH được dùng chủ yếu để giúp người tham gia đóng BHXH:
Xác định/định danh người tham gia BHXH trên hệ thống BHXH Việt Nam.
Tra cứu thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Dùng đăng ký tài khoản bảo hiểm xã hội để đăng nhập cổng dịch vụ công bảo hiểm xã hội việt Nam/ ứng dụng BHXH số VssID
Bảo hiểm Xã Hội Việt Nam có thay đổi cách hướng dẫn cách tra số bảo hiểm xã hội. Và để tra cứu mã số BHXH người dùng thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam
Người lao động truy cập vào Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam TẠI ĐÂY và chọn chức năng "Tra cứu trực tuyến" trên website:
Hướng dẫn tra mã số BHXH trên website baohiemxagoi.gov.vn
Sau đó, người lao động tích chọn “Tra cứu mã số BHXH”
Bước 2: Thực hiện tra cứu mã số BHXH
Điền thông tin tra cứu mã số BHXH
Người lao động điền đầy đủ các thông tin của mình vào các trường có (*) như sau:
Tỉnh/TP: Căn cứ vào địa chỉ đơn vị đóng BHXH
Họ tên: Bạn có thể lựa chọn viết tên Có dấu/Không dấu
Ngày sinh (ghi đủ cả ngày tháng năm sinh)/ Năm sinh (chỉ cần điền năm sinh)
Nhấn chọn “Không phải người máy” để xác thực mã Capcha tự động
Người lao động điền đủ 3 thông tin trên thì người lao động nhấn “Tra cứu” khi đó cơ quan BHXH sẽ trả về cho người lao động kết quả về các thông tin sau:
Nhận kết quả trả về từ cơ quan BHXH
Mã số BHXH: Dãy 10 số của người tham gia BHXH là duy nhất và riêng biệt.
Họ và tên: Thông tin cá nhân đã đăng ký với cơ quan BHXH
Giới tính: Thông tin cá nhân đã đăng ký với cơ quan BHXH
Ngày sinh: Thông tin cá nhân đã đăng ký với cơ quan BHXH
Mã hộ BHXH: Mã số BHXH hộ gia đình
Địa chỉ: Địa chỉ cư trú của người tham gia
Như vậy là bạn đã hoàn tất việc kiểm tra mã số BHXH của cá nhân mình ghi nhận trên hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Trong bài viết trên đây bảo hiểm xã hội điện tử eBH đã gửi đến bạn đọc những thông tin mới nhất về mã số bảo hiểm xã hội, đặc điểm và cách để kiểm tra mã số BHXH trên hệ thống. Mong rằng những chia sẻ trên có thể mang lại cho bạn những thông tin hữu ích nhất.
Số điện thoại bảo hiểm thất nghiệp quận Hoàng Mai? Nơi đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp quận Hoàng Mai. Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp quận Hoàng Mai? Dịch vụ tư vấn bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế quận Hoàng Mai?
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm thất nghiệp của Tổng Đài Pháp Luật là một trong những dịch vụ tư vấn và hỗ trợ chuyên sâu các quy định pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Với sứ mệnh mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất, phục vụ người dân mọi lúc, mọi nơi và đảm bảo tối đa quyền lợi cho người lao động khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Bạn đang muốn tư vấn về bảo hiểm thất nghiệp, tư vấn luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế? Hay đơn giản bạn muốn tìm hiểu các quy định pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp? Hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được kết nối với Luật sư có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực tư vấn luật lao động nói chung và bảo hiểm thất nghiệp và lắng nghe tư vấn nhanh chóng, trọn vẹn nhất chỉ trong 01 cuộc gọi!
Trong thời gian 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, Trung tâm việc làm tiến hành xem xét, làm rõ hồ sơ, xác định thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động và gửi Giám đốc Sở lao động – Thương binh và xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong trường hợp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp gửi theo đường bưu điện thì ngày nhận hồ sơ được tính là ngày chuyển đến ghi trên dấu của bưu điện.
Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, nếu người lao động chưa tìm được việc làm thì Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và xã hội ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Theo đó, người lao động nhận quyết định tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi làm thủ tục lãnh BHTN thực hiện xác nhận về việc đã giải quyết hưởng BHTN của người lao động vào sổ BHXH và chụp sổ BHXH để lưu hồ sơ.
Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi đến bao gồm:
– 01 bản đến BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ BHYT cho người lao động;
– 01 bản đến người lao động được hưởng BHTN.
Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 6, Điều 1, Nghị định 61/2020/NĐ-CP, trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc, nếu người lao động không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc không ủy quyền cho người khác đến nhận quyết định và không gửi thông báo bằng văn bản tới trung tâm dịch vụ việc làm về lý do không thể đến nhận thì được coi là không có nhu cầu hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Để đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp quận Hoàng Mai người lao động có thể đến trung tâm dịch vụ việc làm quận Hoàng Mai tại địa chỉ như sau: số 144 phố Trần Phú, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Số điện thoại: (024)3.382.90.82
Về mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được quy định như sau:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động 2019 đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Về thời gian được lãnh bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động:
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính theo số năm số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp từ khi tham gia, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng (1 năm) thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Căn cứ theo Công văn 3340/BHXH-ST năm 2017 về việc cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế theo mã số bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành, quy định chi tiết về mã số BHXH và số sổ BHXH như sau:
Ví dụ: bìa và tờ rời sổ BHXH trước đây in “Số sổ: 0118000001”, nay được in là “Mã số: 0118000001”
Như vậy, theo mẫu sổ BHXH mới sẽ thay thế cụm từ "Số sổ:" in trên bìa và tờ rời của sổ BHXH bằng cụm từ “Mã số:”
Về bản chất thì 10 chữ số được in trên sổ BHXH vừa là số sổ, vừa là mã số BHXH của cá nhân đó.
Từ 2016, cơ quan BHXH Việt Nam đã phối hợp với các UBND xã/phường/thị trấn tại các tỉnh/thành phố trên cả nước tiến hành thu thập thông tin cá nhân của người dân trên địa bàn nơi trú và căn cứ theo dữ liệu của cơ quan BHXH để cấp mã số bảo hiểm xã hội cho người dân.
Ngày 14/4/2017 BHXH Việt Nam chính thức ban hành Quyết định 595/QĐ-BHXH. Theo đó căn cứ tại khoản 2.13 Điều 2, Luật này quy định:
Mã số bảo hiểm xã hội là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ bảo hiểm xã hội , thẻ bảo hiểm y tế.
Như vậy, mỗi cá nhân khi tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được cấp một mã số BHXH là một dãy 10 số duy nhất.