Các đối tác thương mại chính của Philippines bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Singapore và Hồng Kông. Philippines là nền kinh tế lớn thứ 36 thế giới và là nền kinh tế lớn thứ mười ba ở châu Á . Quốc gia mới công nghiệp hóa này chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, dịch vụ và sản xuất trong GDP. Với tuyến đường thương mại tuyệt vời ở Thái Bình Dương, đây là một số mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu chính của đất nước.
Các đối tác thương mại chính của Philippines bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Singapore và Hồng Kông. Philippines là nền kinh tế lớn thứ 36 thế giới và là nền kinh tế lớn thứ mười ba ở châu Á . Quốc gia mới công nghiệp hóa này chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, dịch vụ và sản xuất trong GDP. Với tuyến đường thương mại tuyệt vời ở Thái Bình Dương, đây là một số mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu chính của đất nước.
Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản là gì? Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản là gì? Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản không bao gồm gì? Thực trạng các lĩnh vực này trong ngành kinh tế Nhật Bản ra sao?
Sau đây hãy cùng Du học Aloha khám phá để biết thêm chi tiết nhé!
Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản là các sản phẩm công nghiệp chế biến. Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là tàu biển, ô tô và sản phẩm tin học. Nhật Bản là một quốc đảo có địa hình nhiều núi và núi lửa nên không có đủ tài nguyên thiên nhiên để thúc đẩy nền kinh tế với dân số đông tiếp tục tăng thêm.
Bên cạnh các khu công nghiệp này, còn có nhiều khu công nghiệp khác nằm ngoài Vành đai Thái Bình Dương ở phía Bắc Kanto và ven bờ biển Nhật Bản. Sản phẩm công nghiệp của Nhật Bản đứng đầu thế giới là công nghiệp chế tạo ô tô, tàu biển, công nghiệp điện tử và sản xuất hàng tiêu dùng.
Câu hỏi: Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản là
Nhật Bản cũng là một trong ba nước có nền nhập khẩu nông sản và các sản phẩm nông nghiệp hàng đầu thế giới. Bởi vì canh tác khó khăn nên Nhật Bản phải nhập khẩu với số lượng rất lớn để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa.
Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường tự do phát triển. Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới theo GDP danh nghĩa và lớn thứ tư theo sức mua tương đương (PPP), ngoài ra Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai trong số các nước phát triển. Nhật Bản là thành viên của G7 và G20.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương (PPP) của quốc gia này đạt 41.637 Đô la Mỹ (2020).
Do sự biến động của tỷ giá hối đoái mà GDP của Nhật Bản tính theo Đô la Mỹ thường xuyên bị biến động mạnh, bằng chứng là khi tính toán GDP của Nhật Bản theo Phương pháp Atlas thì GDP bình quân chỉ đạt khoản 39.048 Đô la Mỹ.
Ngân hàng Nhật Bản chịu trách nhiệm thực hiện các cuộc khảo sát hàng quý về tâm lý kinh doanh có tên là Tankan để dự báo nền kinh tế Nhật Bản trong tương lai.
Do địa hình ở Nhật Bản chủ yếu là đồi núi thường quá dốc nên rất khó để có thể canh tác. Đồng bằng nơi đây cũng khá nhỏ và hẹp nên phần lớn được sử dụng để phát triển đô thị hoặc cho mục đích công nghiệp.
Chỉ có những nơi địa hình có độ dốc vừa phải người dân sẽ chủ yếu canh tác thành ruộng bậc thang để trồng trọt. Bên cạnh đó lượng mưa ở Nhật Bản khá lớn và thời tiết ở hầu hết các hòn đảo ngoại trừ Hokkaido đều ấm áp thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
Tuy nhiên ở đây lại thường xuyên xảy ra thiên tai như: bão, sóng thần, núi lửa phun trào, tuyết rơi dày vào mùa Đông nên nền nông nghiệp nơi đây cực kì khó khăn.
Cũng chính vì lý do này mà đất nước Nhật Bản phải thường xuyên nhập khẩu các sản phẩm về nông nghiệp. Nếu không Nhật Bản sẽ đứng trước nguy cơ bị thiếu hụt về mặt lương thực cho người dân.
Công nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất đối với Nhật Bản. Các ngành như: đóng tàu, điện tử, sản xuất đồ gia dụng, sản xuất ô tô và kim loại màu,… ở Nhật rất phát triển.
Đây cũng chính là những sản phẩm xuất khẩu chủ đạo của Nhật Bản. Để có nhiên liệu thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển Nhật Bản cần rất nhiều nhiên liệu và chất đốt. Đây cũng chính là lý do phải nhập khẩu rất nhiều năng lượng, nguyên liệu công nghiệp.
Nhật Bản là một trong những quốc gia thương mại lớn nhất trên thế giới. Xuất khẩu ở quốc gia này hằng năm có sự tăng trưởng đáng kể. Lợi nhuận mà Nhật thu được từ việc xuất khẩu là vô cùng lớn.
Việc nhập khẩu hàng hóa ở quốc gia này cũng rất nhộn nhịp. Các mặt hàng về nông nghiệp phải được kiểm định rất nhiều tiêu chuẩn mới được nhập khẩu vào nước này.
Trên đây là một số thông tin về Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản là gì? mà Du học Aloha muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn có thêm thông tin về Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!
Nhật Bản chi hàng tỉ đô la nhập những mặt hàng nào của Việt Nam?
(TBKTSG Online) - Dệt may; phương tiện vận tải và phụ tùng; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; và thủy sản là bốn nhóm hàng hóa của Việt Nam mà Nhật Bản chi nhiều tiền nhập khẩu hiện nay
Nếu như năm ngoái Việt Nam xuất siêu sang thị trường Nhật Bản thì trong 9 tháng đầu năm nay, cán cân thương mại có sự đảo chiều khi Việt Nam thâm hụt hơn 620 triệu đô la Mỹ từ thị trường này.
Từ nhiều năm qua, Nhật Bản luôn nằm trong nhóm bốn đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam (cùng với Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc). Cán cân thương mại giữa hai bên luôn được giữ ở mức khá cân bằng.
Tuy nhiên, do bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nên đa phần nhóm hàng chủ lực này của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu bị sự sụt giảm vào thị trường xứ mặt trời mọc trong chín tháng qua. Ở chiều ngược lại, trong cùng thời gian này, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Nhật Bản tăng nhẹ.
Cụ thể theo cập nhật của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 9 vừa qua, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt hơn 14 tỉ đô la Mỹ, giảm gần 1 tỉ đô la (tương đương giảm hơn 6,4%) so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, trong ba quí vừa qua, bốn nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực với giá trị lên đến tỉ đô la của Việt Nam dù vẫn duy trì với kim ngạch tỉ đô la nhưng đa phần đều lại bị sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Đơn cử như nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất là dệt may chỉ đạt kim ngạch 2,584 tỉ đô la, giảm hơn 320 triệu đô la. Nhóm mặt hàng này đóng góp 18,4 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam ở thị trường xứ hoa anh đào.
Với nhóm phương tiện vận tải và phụ tùng chiếm 11,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt 1,636 tỉ đô la, giảm gần 300 triệu đô la.Trong khi đó, nhóm mặt hàng thủy sản chiếm 7,4%, đạt hơn 1,03 tỉ đô la, giảm hơn 30 triệu đô la so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, chỉ tính riêng sự sụt giảm của ba nhóm hàng chủ lực này, trong chín tháng qua, cả nước đã sụt giảm hơn 650 triệu đô la kim ngạch xuất khẩu vào thị trường xứ mặt trời mọc.
Riêng nhóm hàng xuất khẩu chủ lực tỉ đô la còn lại là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng có mức tăng nhẹ khoảng 30 triệu đô la, đạt tổng kim ngạch 1,445 tỉ đô la trong chín tháng đầu năm nay, chiếm 10,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trong khi đó, ở chiều ngược lại, trong chín tháng đầu năm kim ngạch nhập khẩu vào thị trường Việt Nam của hàng hóa Nhật Bản vẫn có mức tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong cùng thời gian trên, cả nước chi khoảng 14,627 tỉ đô la nhập khẩu hàng hóa từ xứ mặt trời mọc, tăng gần 450 triệu đô la (tương đương tăng 3,1%) so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhóm hàng Việt Nam chi nhiều tiền nhất nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch hơn 3,9 tỉ đô la, tăng mạnh gần 22,3%, tương đương hơn 700 triệu đô la so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiếp đến là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng với kim ngạch là hơn 3,31 tỉ đô la, giảm hơn 180 triệu đô; sắt thép các loại đạt kim ngạch 1,067 tỉ đô la, tăng hơn 40 triệu đô la so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung trong 9 tháng đầu năm, cán cân thương mại có sự đảo chiều khi Việt Nam nhập siêu hơn 600 triệu đô la từ thị trường Nhật Bản. Trong khi năm ngoái, Việt Nam xuất siêu sang thị trường này.
Cụ thể theo cơ quan hải quan, kết thúc năm 2019, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam- Nhật Bản đạt khoảng 39,94 tỉ đô la, cao nhất từ trước đến nay và chiếm 7,7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 20,41 tỉ đô la, tăng 8,4% so với năm 2018, chiếm 7,7% tổng kim ngạch cả nước.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu lượng hàng hóa từ xứ hoa anh đào này với tổng trị giá 19,53 tỉ đô la, tăng 2,5% so với năm trước đó, chiếm 7,7% kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Với tình hình dịch bệnh Covid-19 về cơ bản được kiểm soát ở Việt Nam cùng chiều hướng tăng trưởng hoạt động xuất nhập khẩu trở lại và đặc biệt là chuyến công du của tân Thủ tướng Suga Yoshihide đến Việt Nam, giới phân tích hy vọng kết thúc năm 2020, quy mô thương mại với Nhật Bản sẽ tiếp tục được đẩy mạnh để có thể cán mốc 40 tỉ đô la, một con số gần bằng của kết quả năm 2019.
Dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng dư địa từ thị trường Nhật Bản được giới phân tích đánh giá là còn rất lớn và là thị trường tiềm năng giúp tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai gần.
Việt Nam và Nhật Bản đang là thành viên của một số hiệp định thương mại tự do, trong đó có Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là điều kiện thuận lợi cho hai nước mở rộng hợp tác giao thương trên nhiều lĩnh vực.
Dù khó tính nhưng Nhật Bản được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng cho hàng hóa Việt Nam, với cơ cấu xuất nhập khẩu của hai nước có sự bổ sung cho nhau. Đáng chú ý, chất lượng hàng Việt Nam đã được người tiêu dùng Nhật Bản tin tưởng hơn.
Với kết quả kim ngạch xuất nhập khẩu trên cho thấy cơ cấu hàng hóa của Nhật Bản và Việt Nam mang tính bổ sung và không cạnh tranh lẫn nhau.
Nhật Bản là nước nhập siêu lớn về thủy sản, mặt hàng công nghiệp tiêu dùng như dệt may, giày da, thực phẩm , đồ gỗ, những mặt hàng chế biến,... trong khi Việt Nam lại là nước có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối về các sản phẩm này. Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản máy móc, thiết bị, công nghệ và nguyên liệu cho sản xuất.
Theo giới phân tích Hiệp định CPTPP đang mở ra cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu ở thị trường xứ sở hoa anh đào.
Bên cạnh những mặt hàng chủ lực có kim ngạch xuất khẩu tỉ đô la nói trên, những sản phẩm khác của Việt Nam cũng đang xuất khẩu nhiều sang thị trường này gồm đồ gỗ, điện thoại di động, linh kiện điện tử...
Nhận định từ giới phân tích, sở dĩ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tăng mạnh thời gian qua là nhờ Hiệp định CPTPP. Bởi đây là lần đầu tiên Nhật Bản cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho đại đa số nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.
Và theo điều khoản trong CPTPP, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế ngay đối với 86% số dòng thuế, tương đương 93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản và gần 90% số dòng thuế sau năm năm.
Do đó, CPTPP sẽ thúc đẩy mạnh mẽ dòng chảy thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản, không chỉ giới hạn ở việc cắt giảm các dòng thuế mà còn tạo ra các cơ hội kinh doanh mới, cũng như làm giảm các thủ tục về thương mại và đầu tư.