CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
Theo Điều 21 Nghị định 98/2021/NĐ-CP:
“1. Số lưu hành của trang thiết bị y tế là:
a) Số công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B;
b) Số giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế thuộc loại C, D.
2. Chủ sở hữu số lưu hành là tổ chức công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B hoặc tổ chức được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế thuộc loại C, D.”
=> Số lưu hành TTBYT là số công bố tiêu chuẩn áp dụng TTBYT loại A,B và số chứng nhận đăng ký lưu hành loại C,D.
Căn cứ theo Điều 3, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định người nộp thuế xuất khẩu nhập khẩu gồm:
Khi phát sinh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu người nộp thuế phải tính toán mức thuế xuất khẩu nhập khẩu phải nộp để tính toán chi phí hàng hóa là căn cứ xây dựng giá bán ra và mua vào. Tuy nhiên có một số trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu điều này sẽ thúc đẩy các đơn vị, cá nhân kinh doanh tăng lợi thế cạnh tranh cho mặt hàng được miễn thuế.
Theo Khoản 2 Điều 47 Nghị định 98/2021/NĐ-CP:
“2. Tổ chức, cá nhân thực hiện nhập khẩu trang thiết bị y tế đã có số lưu hành phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Là chủ sở hữu số lưu hành hoặc có giấy ủy quyền của chủ sở hữu số lưu hành. Chủ sở hữu số lưu hành khi ủy quyền cho cơ sở nhập khẩu thực hiện việc nhập khẩu trang thiết bị y tế phải đồng thời gửi văn bản ủy quyền đó cho cơ quan cấp số lưu hành và cơ quan hải quan;“
=> Nếu doanh nghiệp KHÔNG CÓ số lưu hành (số công bố A, B, đăng ký lưu hành loại C, D) nhưng được chủ sở hữu số lưu hành uỷ quyền (có văn bản ủy quyền) thì vẫn nhập khẩu được bình thường
– Nếu ủy quyền nhập khẩu thì mn thay vào Kính gửi : Chi cục hải quan Tân Sơn Nhất / Nội bài / Hải phòng / Cát lái…
– Nội dung ủy quyền : Để nhập khẩu
– Rồi in thêm công bố / lưu hành đó ra. chủ sở hữu đóng dấu treo vào. 2 giấy tờ đó là đem đi nhập khẩu được nhé.
Anh chị nào cần mẫu ủy quyền Chủ sở hữu số lưu hành: Vào thầu, nhập khẩu thì liên hệ em Thúy 0979785886 gửi mẫu nhé ạ.
EM THÚY HƯỚNG DẪN CHECK SOÁT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH TỪ CHI TIẾT VÀ HẠN CHẾ PHẢN HỒI – ĐỐI VỚI TBYT LOẠI C, D
Hotline:0979785886 (zalo/tel) – Ms THÚY – Sales ManagerMail: [email protected]: P2414; 2412 Tòa Eurowindown, 27 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Tp. HàNội, Việt Nam
AIRSEAGLOBAL GROUPVUA DỊCH VỤ NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾĐảm bảo – Uy tín -Nhanh chóng
Các trường hợp xuất khẩu không phải mở tờ khai hải quan.Theo quy định của pháp luật, khi xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp phải mở tờ khai hải quan. Tờ khai hải quan cũng là một trong 4 loại chứng từ là điều kiện áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% với đầu ra, và khấu trừ thuế đầu vào.
Cơ sở kinh doanh xuất khẩu dịch vụ, phần mềm qua phương tiện điện tử là một trong nhiều trường hợp không cần tờ khai hải quan
Tuy nhiên có một số trường hợp khi xuất khẩu không cần có tờ khai hải quan. Cụ thể, tại Điều 16, Khoản 2 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về điều kiện khấu trừ, hoàn thuế đầu vào của hàng hóa xuất khẩu như sau:
“Tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu sản phẩm phần mềm dưới các hình thức tài liệu, hồ sơ, cơ sở dữ liệu đóng gói cứng để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào, cơ sở kinh doanh phải đảm bảo thủ tục về tờ khai hải quan như đối với hàng hoá thông thường.
Riêng các trường hợp sau không cần tờ khai hải quan: Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu dịch vụ, phần mềm qua phương tiện điện tử thì không cần có tờ khai hải quan; Cơ sở kinh doanh phải thực hiện đầy đủ các quy định về thủ tục xác nhận bên mua đã nhận được dịch vụ, phần mềm xuất khẩu qua phương tiện điện tử theo đúng quy định của pháp luật về thương mại điện tử. Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan; Cơ sở kinh doanh cung cấp điện, nước, văn phòng phẩm và hàng hoá phục vụ sinh hoạt hàng ngày của doanh nghiệp chế xuất gồm: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng (bao gồm cả bảo hộ lao động: quần, áo, mũ, giầy, ủng, găng tay).”
Tuy nhiên, xuất khẩu phần mềm dưới các hình thức: Tài liệu, hồ sơ, cơ sở dữ liệu đóng gói cứng vẫn phải lập tờ khai hải quan.
Theo quy định trên, những trường hợp xuất khấu không cần tờ khai hải quan là: Dịch vụ xuất khẩu. Xuất khẩu phần mềm qua phương tiện điện tử (tải trực tiếp trên mạng). Trường hợp này bên mua phải xác nhận đã nhận được dịch vụ, phần mềm xuất khẩu qua phương tiện điện tử theo đúng quy định của pháp luật về thương mại điện tử. Xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan. Cung cấp điện, nước, văn phòng phẩm và hàng hoá phục vụ sinh hoạt hàng ngày của doanh nghiệp chế xuất gồm: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng (bao gồm cả bảo hộ lao động: quần, áo, mũ, giầy, ủng, găng tay).”
Miễn thuế xuất nhập khẩu là một trong những chính sách được đặc biệt quan tâm. Việc miễn thuế xuất nhập khẩu nhằm thực hiện nhiều mục tiêu khác nhau của Nhà nước như:
Bước vào nền kinh tế hội nhập, tạo điều kiện thức đẩy hàng hóa xuất nhập khẩu. Hiện nay, xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn ngân sách nhà nước và trở thành một trong những ngành được đặc biệt trú trọng ở nước ta.
Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí được miễn thuế xuất nhập khẩu.
Căn cứ theo Điều 16, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 và hướng dẫn tại Nghị định 134/2016/NĐ-CP các trường hợp được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu gồm có: Nhóm hàng hóa tiêu dùng có: (1) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam; hàng hóa trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế. (2) Hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. (3) Hàng hóa có trị giá hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu. (4) Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước. (5) Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định (6) Hàng hóa không nhằm mục đích thương mại trong các trường hợp sau: hàng mẫu; ảnh, phim, mô hình thay thế cho hàng mẫu; ấn phẩm quảng cáo số lượng nhỏ. (7) Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư (8) Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí (9) Hàng hóa thuộc dự án, cơ sở đóng tàu thuộc danh mục ngành, nghề ưu đãi theo quy định của pháp luật về đầu tư được miễn thuế (10) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để bảo vệ môi trường (11) Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho giáo dục. (12) Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, trong đó phương tiện vận tải chuyên dùng phải là loại trong nước chưa sản xuất được. (13) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ bảo đảm an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác.
Linh kiện trong nước chưa sản xuất được thuộc dự án được đặc biệt ưu đãi đầu tư.
Nhóm hàng hóa là nguyên vật liệu: (14) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu; sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công; sản phẩm gia công xuất khẩu. (15) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. (16) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư thuộc danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất. >> Có thể bạn quan tâm: Thuế VAT hàng xuất - nhập khẩu năm 2023 quy định như thế nào? (17) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được của dự án đầu tư để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất. (18) Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bộ phận, phụ tùng nhập khẩu phục vụ hoạt động in, đúc tiền. (19) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, nội dung số, phần mềm. (20) Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được, tài liệu, sách báo khoa học chuyên dùng sử dụng trực tiếp cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ. Nhóm hàng hóa khác: (21)Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng trong định mức của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại. (22)Giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được, cần thiết nhập khẩu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. (23)Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới thuộc Danh mục hàng hóa và trong định mức để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới. Trên đây là các trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu đơn vị, doanh nghiệp lưu ý để bảo vệ lợi ích của mình. Trường hợp chưa rõ hoặc có vướng mắc doanh nghiệp, cá nhân nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh xuất nhập khẩu trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn: CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
Các khoản chi phí nêu trên đều được Công ty nước ngoài tách rõ và xuất hóa đơn thương mại cùng với giá trị tiền hàng cho Công ty bà. Giá trị hàng hóa khi tính thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu trên tờ khai hải quan khi làm thủ tục thông quan tại Việt Nam có bao gồm các chi phí đóng gói, bốc dỡ và vận chuyển.
Theo Công ty bà Xuân hiểu, các khoản chi phí đóng gói, bốc dỡ tại cảng người bán, chi phí vận chuyển hàng hóa nêu trên không thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu.
Bà Xuân đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn để Công ty thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Cục Thuế TP. Hà Nội trả lời vấn đề này như sau:
Căn cứ Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 6/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam:
Tại Điều 1 quy định đối tượng áp dụng:
“Hướng dẫn tại Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau (trừ trường hợp nêu tại Điều 2 Chương I):
1. Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng ký giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài với các doanh nghiệp tại Việt Nam (trừ trường hợp gia công và xuất trả hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài) hoặc thực hiện phân phối hàng hóa tại Việt Nam hoặc cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng của các điều khoản thương mại quốc tế - Incoterms mà người bán chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa vào đến lãnh thổ Việt Nam…”
Tại Điều 2 hướng dẫn đối tượng không áp dụng:
“Hướng dẫn tại Thông tư này không áp dụng đối với:
…2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp hàng hóa cho tổ chức, cá nhân Việt Nam không kèm theo các dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam dưới các hình thức:
- Giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc xuất khẩu hàng và giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài; người mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu nước ngoài về đến Việt Nam (kể cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài có kèm điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán).
- Giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến hàng hóa cho đến điểm giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam; người mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu Việt Nam (kể cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam có kèm điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán)…”
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty của bà nhập khẩu hàng hóa theo điều kiện giao hàng FOB, CIF của các điều khoản thương mại quốc tế - Incoterms mà người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc xuất khẩu hàng và giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài hoặc cho đến điểm giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam và không kèm theo các dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 103/2014/TT-BTC thì không thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu.
Trong quá trình thực hiện, nếu còn vướng mắc đề nghị bà liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được giải đáp cụ thể.
Như các bác đã biết, thời gian gần đây hồ sơ lưu hành bị treo ảnh hưởng rất nhiều tới việc nhập khẩu hàng hóa cũng như kế hoạch kinh doanh, vào thầu của các doanh nghiệp. Em Thúy 0979785886 cũng nhận được nhiều câu hỏi như: