Huyện Đông Anh Khi Nào Lên Quận

Huyện Đông Anh Khi Nào Lên Quận

Ngày 7/8, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận của TP Hà Nội đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo.

Ngày 7/8, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận của TP Hà Nội đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo.

Ưu tiên cho các dự án quan trọng

Về hạ tầng giao thông, huyện Hoài Đức dành nguồn lực ưu tiên cho các dự án quan trọng, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2023 - 2024 như đường Liên khu vực 1; đường Liên khu vực 8; đường Lại Yên - Vân Canh; đường ĐH 02; đường Liên khu vực 6.

Đường Lại Yên - Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội. (Nguồn: Báo Lao động).

Các tuyến đường lớn kết nối trực tiếp Hoài Đức với khu trung tâm Mỹ Đình và khu vực nội đô cũng được mở rộng, xây dựng với tổng vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Cụ thể, tuyến đường Tây Thăng Long kết nối khu Tây Hồ với huyện Hoài Đức, Đan Phượng chạy song song quốc lộ 32; đường vành đai 3,5 kết nối từ Nhổn tới Đại lộ Thăng Long chạy qua huyện Hoài Đức; cung đường Trịnh Văn Bô kéo dài kết nối giữa Hoài Đức với Nam Từ Liêm và đường Vành đai 3; tuyến Metro Nhổn - ga Hà Nội…

Đường vành đai 3,5 kết nối từ Nhổn tới Đại lộ Thăng Long chạy qua huyện Hoài Đức. (Nguồn: Báo Lao động).

Cũng tại huyện Hoài Đức, năm 2023 đã khởi công đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô. Dự án có tổng vốn đầu tư 86.000 tỷ đồng, đi qua nhiều địa bàn thuộc 3 tỉnh, thành phố Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh. Trong đó, phần dự án đi qua huyện Hoài Đức có chiều dài khoảng 17km, thời gian thi công dự kiến là 3 năm.

Tuyến đường vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội. (Nguồn: Cổng TTĐT Chính phủ)

HĐND TP. Hà Nội vừa phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng tuyến đường liên khu vực 5 (đoạn từ đường tỉnh lộ 422 đến đường Kim Chung - Di Trạch), huyện Hoài Đức. Đây là dự án nhóm B với tổng mức đầu tư dự kiến là 125 tỷ đồng (sử dụng ngân sách huyện Hoài Đức).

Khi hoàn thành tuyến đường sẽ kết nối với Dự án Xây dựng mới bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức. Hơn nữa, tuyến đường sẽ kết nối được 2 trục đường chính trên địa bàn là đường tỉnh 422 và đường Vành đai 3,5.

Ngoài các dự án về hạ tầng giao thông, tại Hoài Đức, các trung tâm thương mại, dịch vụ trong các khu đô thị cũng được đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Điển hình, dự án cảng nội địa ICD Mỹ Đình được xây dựng tại xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, có diện tích khoảng 23 ha, được kỳ vọng là địa điểm thông quan mới cho các doanh nghiệp với đầy đủ hệ thống kho bãi tiêu chuẩn.

Dự án cảng nội địa ICD Mỹ Đình. (Nguồn: Cổng TTĐT Chính phủ)

Liên quan đến tiêu chí nước thải đô thị chưa đạt được, huyện Hoài Đức cũng đẩy mạnh rà soát, đốc thúc hoàn tất quá trình xây dựng, đảm bảo tiến độ các dự án nhà máy xử lý nước thải.

Điển hình là dự án nhà máy xử lý nước thải xã Sơn Đồng, được xây dựng trên diện tích 5.000m2 với tổng mức đầu tư hơn 200 tỷ đồng; dự án nhà máy xử lý nước thải Vân Canh được thành phố giao làm chủ đầu tư; các trạm xử lý nước thải cục bộ và hệ thống thu gom tại các xã vùng bãi như: Đông La, Vân Côn, Yên Sở, Song Phương, Cát Quế… và tại các khu đô thị.

Mặt khác, huyện Hoài Đức cũng đề nghị UBND thành phố triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư, thi công xây dựng nhà máy xử lý nước thải Lại Yên, nhà máy xử lý nước thải tại khu vực Nam An Khánh.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Video: Hiện trạng dự án mở rộng đường Âu Cơ ở Hà Nội

Thu hút nhiều "ông lớn" trong lĩnh vực bất động sản

Không chỉ thu hút các các dự án hạ tầng giao thông, Hoài Đức đã thu hút đầu tư của nhiều tập đoàn bất động sản với các dự án chung cư, khu đô thị được đầu tư quy mô, bài bản góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội nơi đây.The Wisteria thuộc đại dự án khu đô thị Hinode Royal Park (xã Kim Chung và xã Di Trạch) với tổng vốn đầu tư 41.248 tỷ đồng, do Tổng công ty cổ phần Thương mại Xây dựng (WTO) làm chủ đầu tư. Dự án được xây dựng trên khu vực rộng hơn 1,6ha, gồm 3 tòa tháp cao 25 tầng nổi và 2 tầng hầm, cung cấp 840 căn hộ.

The Wisteria - phân khu cao tầng đầu tiên trong dự án Hinode Royal Park. (Nguồn: WTO)

Khu đô thị Vinhomes Thăng Long tọa lạc bên trong khu đô thị Nam An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư.

Theo thiết kế, các biệt thự Thăng Long được xây dựng với tổng diện tích khoảng 26 ha, hồ điều hòa rộng 10 ha, đất cây xanh 2,5 ha, mật độ xây dựng chưa tới 30%.

Khu đô thị Vinhomes Thăng Long. (Nguồn: Vingroup)

Khu đô thị An Lạc Green Symphony tọa lạc tại xã Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội do Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Lạc làm chủ đầu tư. Đây là dự án khu đô thị mới bao gồm nhiều chức năng, trong đó có những chức năng đặc biệt như cơ sở y tế, giáo dục đào tạo…

Ngoài ra, Hoài Đức cũng có nhiều dự án khu đô thị khác gồm: Khu đô thị Geleximco An Khánh (135 ha, 3.000 tỷ đồng) tại xã An Khánh; Khu đô thị The Phoenix Garden (45ha, 1.400 tỷ đồng) tại thị trấn Phùng, Đan Phượng; và Khu đô thị Vườn Cam (45.6 ha;  3.000 tỷ đồng) tại Vân Canh.

Mới đây, tại kỳ họp thứ 16, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025.

Theo đó, trong giai đoạn trên, Hà Nội không có quận, huyện nào của TP phải sáp nhập. Tuy nhiên, Hà Nội có 173 xã, phường thuộc diện phải sắp xếp, trong đó 73 xã, phường có yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp.

Trong đó, TP đề nghị không sắp xếp các đơn vị hành chính đối với quận Hoàn Kiếm. Nguyên nhân bởi quận Hoàn Kiếm là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế và văn hóa của Hà Nội, có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa gắn với sự hình thành của thành Đại La, Thăng Long, Đông Đô.

Từ nay đến năm 2025 huyện Đông Anh sẽ lên quận.

Ngoài ra, khu phố cổ gồm 10 phường của quận Hoàn Kiếm cũng có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời cần được bảo tồn, gìn giữ, gồm: Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Mã, Cửa Đông, Đồng Xuân, Lý Thái Tổ. Các phường này còn gắn với lịch sử lâu đời 36 phố phường, có 5 cửa ô của Hà Nội từ đầu thế kỷ XX.

Từ năm 1995, Trung ương và thành phố đã phê duyệt 4 đề án quy hoạch dành riêng cho khu vực này. Do đó, nếu thực hiện sắp xếp quận sẽ mất đi các giá trị lịch sử văn hóa, truyền thống và quá trình hình thành đô thị văn hóa lâu đời của Thăng Long - Hà Nội, đồng thời sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong thời gian tới.

Đáng chú ý, tại kỳ họp này, các đại biểu cũng tán thành với đề án phấn đấu đưa huyện Đông Anh và Gia Lâm lên quận. Trước đó, trong năm 2023, HĐND TP cũng đã thông qua nghị quyết thành lập các quận Đông Anh, Gia Lâm. Theo nghị quyết, quận Đông Anh có 24 phường, quận Gia Lâm có 16 phường.

Huyện Gia Lâm cũng sẽ lên quận trong năm 2025.

Được biết, huyện Đông Anh và huyện Gia Lâm cơ bản đã hoàn thành các chỉ tiêu và đủ điều kiện theo tiêu chuẩn tối thiểu quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch Kiến trúc đang phối hợp với hai huyện để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của Bộ Xây dựng.

Đối với 2 huyện Đông Anh và Gia Lâm, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu tiến độ hoàn thiện hồ sơ lên quận phải bảo đảm đúng quy trình, gắn trách nhiệm người đứng đầu và huy động cả hệ thống chính trị, coi đây là nhiệm vụ ưu tiên của các địa phương trong năm 2024.

Ngoài ra, TP Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ đưa các huyện Thanh Trì, Hoài Đức và Đan Phượng lên quận. Hiện nay, các đơn vị chức năng của thành phố đang triển khai các bước xây dựng đề án thành lập quận và phường của 3 huyện này.

Lộ trình đến 2030, Hà Nội sẽ có 5 huyện lên quận.

Sáng ngày 15/5, tại Kỳ họp thứ XVI, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025.

Theo HĐND TP Hà Nội, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc TP Hà Nội đã đảm bảo thực hiện đúng chỉ đạo của Trung ương, quy định của pháp luật, sự chỉ đạo của Thành ủy và phù hợp với thực tiễn địa phương.

Được biết, Hà Nội hiện có 579 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 383 xã, 175 phường, 21 thị trấn. Trong giai đoạn 2023 - 2025, có 173 xã, phường thuộc diện phải sáp nhập. Tuy nhiên, qua rà soát, TP Hà Nội cho biết, 73 xã, phường có yếu tố đặc thù không thực hiện sắp xếp.

Như vậy, chỉ còn lại 100 xã, phường của các quận, huyện phải sáp nhập trong 2 năm tới. Sau khi sáp nhập, Hà Nội sẽ giảm 61 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 46 xã, 15 phường. Từ sau năm 2025, cả Hà Nội chỉ còn lại 518 xã, phường, thị trấn. Sau sắp xếp các phường, 6 quận (Cầu Giấy, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Long Biên, Thanh Xuân) và thị xã Sơn Tây có đơn vị hành chính mới.

Riêng quận Cầu Giấy chỉ điều chỉnh địa giới hành chính và dân số một số phường để phù hợp quy định nhưng vẫn giữ nguyên số lượng và tên gọi các phường. Theo đó, quận Cầu Giấy điều chỉnh một phần phường Yên Hòa, Dịch Vọng vào phường Quan Hoa; một phần phường Nghĩa Đô, Dịch Vọng và Dịch Vọng Hậu vào phường Nghĩa Tân.

Tại 12 huyện Gia Lâm, Ứng Hòa, Thường Tín, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thanh Oai, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì, Chương Mỹ, Mê Linh, có 36 xã mới được sắp xếp từ 76 xã.