Ngành Dịch Vụ Logistics La Gì

Ngành Dịch Vụ Logistics La Gì

Logistics là khái niệm quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Vậy dịch vụ Logistics là gì ? Định nghĩa và đặc điểm của dịch vụ Logistics như thế nào ? Hãy cùng DHS tìm hiểu về dịch vụ Logistics qua bài viết dưới đây nhé !

Logistics là khái niệm quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Vậy dịch vụ Logistics là gì ? Định nghĩa và đặc điểm của dịch vụ Logistics như thế nào ? Hãy cùng DHS tìm hiểu về dịch vụ Logistics qua bài viết dưới đây nhé !

Dịch vụ Logistics là gì ? Định nghĩa về Logistics

Khi nghe nói về Logistics, nhiều bạn sẽ hiểu một cách đơn giản rằng Logistics là quá trình vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp. Nhưng không đơn giản như vậy, Logistics rộng hơn những gì bạn nghĩ.

Logistics  được hiểu là một quy trình hay một bộ phận hoạt động trong chuỗi cung ứng hàng hóa. Chuỗi cung ứng này sẽ xuất phát từ khâu nhập nguyên liệu, sản xuất, thẩm định đến khâu cuối cùng là phân phối hàng hóa đến người dùng. Logistics thực hiện nhiệm vụ lên kế hoạch, triển khai và giám sát quá trình vận chuyển hàng hóa.

Vậy khái niệm dịch vụ Logistics được định nghĩa là hoạt động thương mại mà thương nhân sẽ tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi làm thủ tục hải quan và nhiều thủ tục giấy tờ khác. Ngoài ra còn tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa để hưởng thù lao theo thỏa thuận với khách hàng.

Các nhóm dịch vụ Logistics liên quan

Ngoài những công việc cơ bản mình đã kể ở trên ra thì vẫn còn nhiều dịch vụ đi kèm liên quan đến Logistics khác như:

Những dịch vụ này sẽ mang tính đặc thù hơn và phù hợp với từng ngành khác nhau. Về cơ bản những dịch vụ này đều có ở những doanh nghiệp chuyển về Logistics nên bạn chỉ cần có nhu cầu thì họ sẽ làm cho bạn.

Tuy chỉ là những dịch vụ liên quan đến logistics nhưng nhất thiết bạn phải cần đến nó để có thể xuất khẩu và nhập khẩu một cách thành công.

Đặc biệt những dịch vụ liên quan đến tư vấn sẽ cần thiết nhất đối với những doanh nghiệp sản xuất mà không có bộ phận Logistics. hoặc bộ phận Logistics hoạt động yếu, không hiệu quả.

DHS LOGISTICS hiện nay đang làm một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ và giải pháp Logistics cho doanh nghiệp và những nhà kinh doanh. Những giải pháp và dịch vụ Logistics của DHS không chỉ mang lại hiệu quả cho khách hàng mà bên cạnh đó là sự hài lòng và nhiệt tình của đội ngũ nhân viên viên của DHS.

Các quy trình dịch vụ trong Logistics đều đã được DHS nghiên cứu, liệt kê và tối ưu để mang đến cho khách hàng những phương án tốt nhất và đơn giản nhất, dễ thực hiện nhất.

Nếu bạn đang có ý định kinh doanh hoặc xuất nhập khẩu hàng hóa thì có thể liên hệ ngay. Đội ngũ tư vấn viên sẽ tận tình hướng dẫn và giải đáp thắc mắc cho bạn mọi lúc mọi nơi.

Công ty Cổ Phần Tiếp Vận Quốc Tế DHS

Fanpage: DHS Logistics Website: www.dhslogistics.vn Hotline: 1800 088856 Email: [email protected]

Có thể hiểu đơn giản, dịch vụ logistics là hoạt động kinh doanh mà theo đó nhà cung cấp dịch vụ sẽ tổ chức thực hiện các công việc như đã được thỏa thuận với khách hàng, bao gồm: Nhận hàng, lưu kho, bảo quản hàng hóa, hoàn thành các thủ tục hành chính, đóng gói, phân loại mã hàng, dán mã hiệu đơn hàng, vận chuyển và giao hàng. Ngoài ra 2 bên còn có thể thỏa thuận thêm về các công việc cần làm để đạt sự tối ưu trong vận hành cho khách hàng và mang đến doanh thu cao hơn cho nhà cung ứng dịch vụ.

Trong logistics có rất nhiều công việc để thực hiện, tuy nhiên tùy vào quy mô của đơn vị cung ứng dịch vụ mà các hoạt động có thể ít hoặc nhiều. Dưới đây là 7 hoạt động chính mà bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong ngành cũng phải có.

Hàng hóa sẽ được nhà cung cấp dịch vụ trực tiếp đưa lên các phương tiện vận chuyển như xe tải, xe lửa, tàu biển, máy bay, hoặc container, v.v. Khi đến nơi nhận hàng hóa tiếp tục sẽ được dỡ xuống và tiến hành lưu chuyển vào trong kho để lưu trữ và bảo quản. khẩu xếp dỡ này có thể thực hiện bởi con người hoặc robot, máy móc thiết bị hỗ trợ khác như xe nâng, xe cẩu.

Xếp dỡ container hàng hóa lên tàu tại cảng biển

Kho bãi sẽ là nơi thực hiện rất nhiều công đoạn để đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng trước – trong – sau khi hàng hóa đến tay người mua. Nó có thể là Sản xuất sản phẩm theo đúng số lượng và tiêu chuẩn của đơn hàng, là khâu đóng gói kỹ lưỡng để bảo vệ sự an toàn cho sản phẩm trong quá trình lưu trữ và vận chuyển như đóng gói bao bì thành phẩm, đóng theo đai-kiện thùng carton hoặc pallet.

Hay đơn giản là lưu kho hàng hóa và thay khách hàng quản lý chặt chẽ số lượng tồn, kiểm soát chất lượng để phòng ngừa rủi ro hư hại đến sản phẩm để đảm bảo dòng chảy của chuỗi cung ứng diễn ra ổn định nhất.

Tiếp nhận thông tin một cách chuẩn xác để tiến hành điều phối xuất nhập hàng hóa theo đúng lịch trình, đúng kế hoạch, tránh làm chậm trễ dẫn đến mất uy tín của doanh nghiệp và cho cả khách hàng đang sử dụng dịch vụ.

Và cuối cùng là theo dõi và tiếp nhận phản hồi từ người mua hàng để nhanh chóng xử lý kịp thời những đánh giá tiêu cực như sai mã hàng, thiếu số lượng, bể vỡ hoặc móp méo, v.v. Sau đó đề xuất phương hướng giải quyết tốt nhất và tối ưu nhất cho họ,

Hàng hóa sẽ được vận chuyển đến bất kỳ nơi nào theo yêu cầu của bạn, nó có thể và nội địa hoặc ngoại địa. Tùy theo mật độ đơn hàng, tính chất của hàng hóa hoặc vị trí địa lý giao hàng mà nó sẽ được nhà cung cấp sắp xếp hình thức vận chuyển cho phù hợp nhất, tuy nhiên vì yếu tố về thời gian hoặc để đảm bảo hơn cho hàng hóa bạn cũng có thể đưa ra yêu cầu về phương tiện vận chuyển mà bạn mong muốn (nhưng vẫn phải bị giới hạn trong cơ sở hạ tầng về phương tiện của đơn vị cung cấp dịch vụ.

Là một công việc quan trọng trong dịch vụ logistics và có phần khá tức tạp bởi nó liên quan đến những giấy tờ và thủ tục hành chính về khai báo, minh chứng hợp lệ về lô hàng và những kiểm định theo tiêu chuẩn riêng của từng nước nhập hoặc xuất khẩu. Chính vì vậy một công ty kinh doanh, buôn bán sản phẩm thông thường không thể nào hiểu rõ về các điều kiện này và phải thông qua một bên thứ 2 là nhà cung ứng dịch vụ logistics.

Việc lựa chọn hình thức vận chuyển là của bạn, tuy nhiên việc kết nối với các phương tiện và đặt vị trí cho hàng hóa trên tàu, xe là nhiệm vụ của đơn vị cung cấp. Tương tự khi hàng đến đích, bên trong hệ thống sẽ tự liên kết với nhau để điều phối phương tiện nhận hàng, đảm bảo chắc chắn rằng sản phẩm của khách hàng sẽ không bị thất lạc.

Công việc này thường sẽ nghiêng về hàng hóa nhập khẩu hơn. Khi hàng hóa đến cửa khẩu, điều cần làm là khai báo với hải quan. Thủ tục khai báo bao gồm: Hợp đồng thương mại, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, mã vận tải, giấy chứng nhận xuất xứ, và một số giấy tờ khác. Sau khi các các chứng từ được kiểm tra và đạt điều kiện thì hàng hóa sẽ được thông quan, và lô hàng mới được đưa về kho bãi.

Bộ phận hải quan đang tiến hành kiểm tra hàng hóa nhập khẩu trước khi thông quan

Hàng hóa đã được tập kết tại một kho đích và sẽ giao đến tay người mua bởi bộ phận giao hàng của đơn vị logistics. Căn cứ vào thông tin giao nhận mà người vận chuyển sẽ tự động liên hệ với bên mua để tiến hành giao hàng.

Hiện nay có nhiều loại hình dịch vụ logistic, chúng phụ thuộc vào tính chất và mục đích của việc vận chuyển và quản lý hàng hóa. Doanh nghiệp có thể lựa chọn kết hợp hoặc sử dụng tùy chỉnh để thỏa mãn nhu cầu cụ thể của tổ chức. Dưới đây là một số phân loại phổ biến nhất.

Dịch vụ này bao gồm xếp dỡ hàng hóa và cả hoạt động xếp dỡ container, ngoại trừ dịch vụ cung cấp tại sân bay.

Dịch vụ này bao gồm các hoạt động như cho thuê kho bãi để chứa hàng hóa và quản lý lưu trữ, kho sản xuất (xử lý nguyên liệu, đóng gói, dán nhãn, phân loại…).

Bao gồm việc xử lý các thủ tục hải quan, giấy tờ nhập khẩu và xuất khẩu, đảm bảo tuân thủ các quy định về nhập cảnh và xuất cảnh.

Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh sản xuất hàng hóa thường sẽ tìm đến đơn vị cung ứng dịch vụ tư vấn logistics để nhận sự tư vấn về cách tối ưu hóa quá trình logistic, cải thiện hiệu suất và giảm chi phí.

Bao gồm việc quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng từ sản xuất đến tiêu dùng cuối cùng, bao gồm lập kế hoạch, theo dõi, và tối ưu hóa chuỗi cung ứng.

Mô hình quản lý chuỗi cung ứng trong thời đại 4.0

Vận tải đường bộ: Đây là loại dịch vụ logistic phổ biến nhất, bao gồm vận chuyển hàng hóa bằng xe container, xe tải, xe khách và các phương tiện giao thông đường bộ khác. Dịch vụ này có thể được chia thành vận tải đường dài và vận tải nội thành.

Vận tải đường sắt: Sử dụng hệ thống đường sắt để vận chuyển container hàng hóa. Điều này thường được sử dụng cho các hàng hóa có số lượng lớn, nặng và kích thước cồng kềnh.

Vận tải đường biển: Sử dụng tàu biển và các loại tàu khác nhau như container ships, tàu chở dầu, và tàu chở khí để vận chuyển hàng hóa.

Vận tải hàng không: Sử dụng tàu bay (máy bay) để vận chuyển hàng hóa, dịch vụ này thường được sử dụng khi cần vận chuyển hàng hóa trên quãng đường xa và cần sự nhanh chóng.

Vận tải đa phương tiện: Khi sử dụng nhiều phương tiện và các loại vận chuyển khác nhau để đáp ứng nhu cầu của một hệ thống logistic phức tạp. Chẳng hạn như cơ sở hạ tầng về giao thông không đủ để đáp ứng hành trình vận chuyển từ nơi bán đến nơi mua, thì khi đó bắt buộc đơn vị cung ứng sẽ linh động trong việc sử dụng kết hợp phương tiện vận chuyển.

Vận tải cuối: Là dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ trung tâm phân phối cuối cùng đến địa chỉ cuối cùng của khách hàng.

Hệ thống giao thông của Việt Nam đang khá đa dạng và thuận lợi cho vận tải logistics

Ngoài ra để hỗ trợ tốt hơn nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp, các đơn vị cung ứng còn có bổ sung thêm một số dịch vụ vào chuỗi cung ứng như theo dõi, quản lý thông tin về vận chuyển, tiếp nhận và xử lý hàng hóa bị hoàn trả hoặc hết hạn sử dụng, đảm bảo vòng quay tồn kho bằng cách giám sát chặt chẽ hàng tồn kho.

Cung ứng hoạt động cho thuê và thuê mua kho bãi hoặc container.

Cung ứng dịch vụ bán buôn và bán hàng cá nhân cho khách hàng thông qua sàn thương mại điện tử, khi tiếp nhận đơn hàng, toàn bộ thông tin sẽ chuyển đến cho đơn vị logistics thực hiện.

Nhìn chung việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài còn phụ thuộc vào cách hoạt động của doanh nghiệp, chính vì vậy cần phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng để làm dung hòa lợi ích giữa chi phí và hiệu suất công việc nhưng vẫn đảm bảo về mặt chất lượng của hàng hóa khi đến tay người tiêu dùng. Đến nay đã có không ít các đơn vị logistics đã cùng Eurorack JSC tối ưu hoạt động logistics của mình với các sản phẩm như: Kệ chứa hàng công nghiệp, kệ để hàng thông minh, pallet sắt, v.v.

Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp tối ưu hóa không gian cho kho logistics và ứng dụng tính năng thông minh, tự động hóa của thiết bị lưu trữ, thì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0938 520 379