Trước đó, Bộ LĐTB&XH đã có đề xuất nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội từ 360.000 đồng/tháng lên 500.000 đồng/tháng hoặc 750.000 đồng/tháng.
Trước đó, Bộ LĐTB&XH đã có đề xuất nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội từ 360.000 đồng/tháng lên 500.000 đồng/tháng hoặc 750.000 đồng/tháng.
Hiện nay, các quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật, trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với người khuyết tật, tàn tật được quy định cụ thể tại Luật Người khuyết tật năm 2010 Luật số 51/2010/QH12 do Quốc hội khóa 12 ban hành hiện đang áp dụng 2024.
Theo quy định tại Điều 44 và Điều 51 của Luật Người khuyết tật năm 2010, người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng (không phân biệt tuổi tác) đang không hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng thì được hưởng trợ cấp xã hội.
Theo quy định để được hưởng trợ cấp, người khuyết tật phải đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Khoản 1 Điều 44 Luật Người khuyết tật bao gồm:
- Người khuyết tật đặc biệt nặng: Trừ trường hợp không có nơi nương tựa hoặc không tự lo được cuộc sống và được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội (quy định tại Điều 45, Luật này).
(2) Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật người khuyết tật bao gồm:
- Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc người đó.
- Người nhận nuôi dưỡng và chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng.
- Người khuyết tật đặc biệt nặng (trừ trường hợp không có nơi nương tựa hoặc không tự lo được cuộc sống và được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội) đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Lưu ý: Người khuyết tật đặc biệt nặng (gồm trẻ em và người cao tuổi) được hưởng mức trợ cấp cao hơn so với các đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật.
Tùy trường hợp mà người khuyết tật được nhận trợ cấp khác nhau
Căn cứ theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, mức hưởng trợ cấp của người tàn tật được tính bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội (mới nhất) nhân với hệ số cấp độ thương tật tương ứng.
Trong đó, mức chuẩn trợ giúp xã hội mới nhất áp dụng từ ngày 01/7/2024 được quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 76/2024/NĐ-CP là 500.000 đồng/người/tháng.
Hệ số tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật nặng/ đặc biệt nặng căn cứ Điểm e Khoản 6 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định như sau:
- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng.
- Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng.
- Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng.
- Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.
Trong trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau, mức hưởng chỉ được tính cho một hệ số cao nhất. Đặc biệt trong thời gian hưởng chế độ trợ cấp xã hội nếu người khuyết tật chết sẽ được hỗ trợ kinh phí mai táng. Nếu người khuyết tật thuộc diện hưởng các mức hỗ trợ chi phí mai táng khác nhau thì được hưởng một mức cao nhất.
Dựa trên các hệ số và mức chuẩn trợ giúp xã hội từ ngày 01/7/2024. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho người khuyết tật đặc biệt nặng năm 2024 như sau:
- 1.000.000 đồng/tháng cho người khuyết tật đặc biệt nặng.
- 1.200.000 đồng/tháng cho trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng.
- 750.000 đồng/tháng cho người khuyết tật nặng.
- Và, 1.000.000 đồng/tháng cho trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.
Theo quy định người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng sẽ được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hằng tháng (theo Khoản 2 Điều 44 Luật Người khuyết tật 2010).
Mức hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hằng tháng thấp nhất cho mỗi người tàn tật (khuyết tật nặng/đặc biệt nặng) bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội nhân với hệ số tương ứng theo quy định tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP sau đây:
- Hệ số một phẩy năm 1,5 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi.
- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang nuôi từ hai con trở lên dưới 36 tháng tuổi.
- Hệ số 1,0 đối với hộ gia đình đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng.
Như vậy, hộ gia đình, cá nhân chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi mới được hỗ trợ khoản kinh phí này.
Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau thì chỉ được hưởng một hệ số cao nhất. Nếu cả vợ và chồng là người khuyết tật thuộc diện hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng thì chỉ được hưởng một suất hỗ trợ kinh phí chăm sóc.
Với mức chuẩn trợ cấp xã hội áp dụng từ ngày 01/7/2024 là 500.000 đồng/người/tháng. Theo đó mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hằng tháng áp dụng từ ngày 01/7/2024 như sau:
- 750.000 đồng/tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi 01 con dưới 36 tháng tuổi.
- 1.000.000 đồng/tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi 01 con dưới 36 tháng tuổi hoặc nuôi 02 con dưới 36 tháng tuổi trở lên.
Chế độ trợ cấp người tàn tật giúp các đối tượng được hưởng trợ cấp theo đúng quy định của pháp luật là một việc làm ý nghĩa và mang giá trị nhân văn. Người dân cùng các cơ quan, chính quyền cùng nhau chung tay góp sức để người tàn tật có thể hòa nhập cộng đồng và có một cuộc sống ý nghĩa hơn, tạo điều kiện cho họ được làm việc và tham gia các hoạt động trong điều kiện cho phép.
Bảo hiểm xã hội điện tử EBH mong rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên sẽ hữu ích cho bạn.
Ngoài ra, người đang hưởng trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Người đang hưởng trợ cấp hưu trí xã hội chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng với mức 10 triệu đồng.
Dự thảo cũng quy định, Chính phủ quy định việc điều chỉnh mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng và trợ cấp mai táng trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước.
Đánh giá tác động của việc sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội lần này, cơ quan soạn thảo cho rằng, theo đề xuất tăng mức trợ cấp hưu trí xã hội như trên trong dự thảo thì khoản kinh phí phát sinh thêm ước tính khoảng hơn 2.200 tỷ đồng mỗi năm.
Số này chưa bao gồm kinh phí phát sinh khi mua thẻ bảo hiểm y tế, việc gia tăng đối tượng thuộc diện được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội hằng năm...
* Cũng tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất, đối với người đủ 60 tuổi trở lên và đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội nhưng có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, nếu có nguyện vọng thì sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng trong khoảng thời gian trước khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội. Mức trợ cấp 500.000 đồng/tháng.
Thống kê về chế độ hưu trí cho thấy, hiện số người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi trên cả nước là hơn 5,1 triệu người - chiếm 35% so với số người sau độ tuổi nghỉ hưu.
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được lấy ý kiến đến tháng 4, dự kiến trình Chính phủ vào tháng 6, trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp Quốc hội tháng 10-2023, thông qua tại kỳ họp tháng 5-2024, có hiệu lực từ ngày 1-1-2025.
Người tàn tật là những người không may mắn và họ thường gặp nhiều khó khăn hơn trong cuộc sống. Vậy hiện nay người tàn tật được hưởng những chế độ gì? Mức hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là bao nhiêu? Hãy cùng EBH tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Người tàn tật được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng
Người tàn tật là những người có khuyết tật về thể chất, tâm thần hoặc cả hai. Khuyết tật có thể làm hạn chế khả năng tham gia vào các hoạt động hàng ngày, gây khó khăn trong việc tự chăm sóc bản thân, làm việc, học tập, và tham gia xã hội. Các loại khuyết tật bao gồm:
(1) Khuyết tật về thể chất: Bao gồm việc mất đi một phần hoặc toàn bộ khả năng thị giác, thính giác, di chuyển, hoặc khả năng sử dụng các chi.
(2) Khuyết tật tâm thần: Liên quan đến các vấn đề về tâm lý, tinh thần, như tăng động, trầm cảm, tâm thần phân liệt, và tự kỷ.
(3) Khuyết tật phức tạp: Kết hợp cả hai khía cạnh thể chất và tâm thần.
Chính phủ Việt Nam và các tổ chức xã hội thường có các chính sách và hỗ trợ đặc biệt cho người tàn tật để giúp họ có cơ hội được phát huy hết khả năng của mình và tham gia vào cuộc sống xã hội một cách tốt nhất.